| Hotline: 0983.970.780

Chưa giảm ô nhiễm

Thứ Năm 23/10/2014 , 08:12 (GMT+7)

Tại Nam Định, các xã Nghĩa Châu (Nghĩa Hưng), Minh Tân (Vụ Bản) có phong trào phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi khá phát triển. Tuy nhiên, theo ý kiến của lãnh đạo địa phương, nhiều hộ chưa tự giác bảo vệ môi trường.

Tiếp chuyện với PV NNVN, ông Nguyễn Tiến Ninh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Châu chia sẻ: "Ở huyện Nghĩa Hưng, Nghĩa Châu là một trong những xã đi đầu trong phát triển chăn nuôi gia trại. Toàn xã có tổng số 2.000 hộ dân. Giai đoạn phát triển cực thịnh của chăn nuôi (năm 2011), có khoảng 1.000 hộ nuôi lợn (chiếm 50% tổng số hộ); hàng trăm hộ nuôi gà quy mô lớn.

Số lượng đàn gà, lợn gia tăng chóng mặt đã dẫn đến áp lực lớn về ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các gia trại lại nằm trong khu dân cư làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh. Tỷ lệ hộ dân đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi rất khiêm tốn".

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, năm 2012 UBND xã Nghĩa Châu đã triển khai dự án chuyển đổi 30 ha diện tích đất xấu, chỉ có thể canh tác một vụ lúa ở thôn Hà Dương để quy hoạch thành một khu chăn nuôi tập trung. Đến nay, đã có 92 hộ dân tham gia chuyển đổi, xây dựng mô hình kinh tế VAC nuôi lợn, cá, gà và trồng trọt.

Từ đó, tác động do ô nhiễm môi trường trong khu dân cư ngày càng giảm bớt. Tuy nhiên, ông Nhẫn thừa nhận rằng hệ thống chuồng trại của các hộ dân tại khu chăn nuôi tập trung chưa được đầu tư xây dựng hầm biogas.

Các biện pháp xử lý chất thải như đệm lót sinh học, ủ phân vi sinh cũng chưa được áp dụng. Lợn, gà vịt thải ra bao nhiêu phân tươi, chủ hộ chăn nuôi sử dụng toàn bộ để làm thức ăn cho cá.

Việc đổ trực tiếp phân và nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra ao, hồ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường. Và thực tế, quan sát các ao, hồ nuôi cá tại một số gia trại chăn nuôi trong thôn Hà Dương, chúng tôi thấy nguồn nước không được trong như các hồ lân cận.

“Trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các thôn và các bộ phận chuyên trách để phối hợp với các hộ dân đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi”, ông Ninh nói.

“Qua tuyên truyền vận động của cán bộ địa phương, anh Hùng tính trước mắt sẽ xây một bể biogas dung tích 4 khối trị giá khoảng 7 triệu đồng để xử lý bớt một phần lượng phân thải ra, nhưng thời gian gần đây người chăn nuôi không có lãi nên chưa có điều kiện làm. Chúng tôi đang hướng dẫn cho gia đình anh Hùng và các hộ chưa có hầm biogas dùng men vi sinh để ủ phân tươi để giảm mùi”, anh Nguyễn Ngọc Thạch nói.

Không chỉ riêng xã Nghĩa Châu, ý thức bảo vệ môi trường của không ít hộ chăn nuôi tại xã Minh Tân cũng chưa được tuyên truyền sâu rộng.

Anh Nguyễn Ngọc Thạch, cán bộ thú y xã Minh Tân cho biết, toàn xã có 980 hộ chăn nuôi, trong đó có tới 490 hộ nuôi lợn, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ (chỉ có 20 hộ nuôi từ 30 con lợn trở lên). Từ 2 năm trở về trước, đã có khoảng 10 hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas, nhưng mấy năm trở lại đây không có hộ nào xây dựng mới.

Cũng theo anh Thạch, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Thứ nhất là do diện tích chăn nuôi của các hộ dân quá nhỏ. Trước đây, khi thiết kế xây dựng chuồng trại, nhiều gia đình không tính đến chuyện xây hầm biogas.

Bây giờ, các công trình đã hoàn thiện, nền cũng đã láng xi măng kiên cố. Nếu muốn xây hầm chứa biogas thì chắc chắn phải đào tung nền và phá bỏ nhiều hạng mục. Tâm lý của người nông dân rất so đo tính toán, khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để vừa xây công trình biogas vừa sửa chữa chuồng trại thì rất e ngại.

Tại xã Minh Tân, anh Thạch có thể kể ra rất nhiều hộ chăn nuôi quy mô 30 con lợn trở lên nhưng chưa có công trình biogas, điển hình như gia trại của anh Bùi Viết Hùng ở thôn 3; ông Nguyễn Ngọc Thế ở thôn Chiều; ông Nguyễn Văn Nam ở thôn Lúa…

Khu chăn nuôi nhà anh Bùi Viết Hùng ở thôn 3 luôn duy trì khoảng 60 - 70 đầu lợn, nhưng chủ trại vẫn phải hằng ngày dọn phân chuồng thủ công. Nước thải chăn nuôi được xả trực tiếp ra kênh mương làm cho nước bị ô nhiễm, chuyển sang màu đen kịt.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.