| Hotline: 0983.970.780

Chuyển biến rõ rệt chính là thay đổi tập quán canh tác lúa của nông dân

Thứ Hai 04/04/2022 , 11:19 (GMT+7)

Sóc Trăng Dự án VnSAT không chỉ hỗ trợ chuyển giao ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào canh tác lúa mà còn tạo điều kiện cho HTX liên kết sản xuất trên cánh đồng lớn.

VnSAT và mô hình cánh đồng lớn triển khai tại HTX Thọ Hòa Đông A. Ảnh: Hữu Đức.

VnSAT và mô hình cánh đồng lớn triển khai tại HTX Thọ Hòa Đông A. Ảnh: Hữu Đức.

Dự án VnSAT (Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững) đã tập huấn kỹ thuật sản xuất canh tác lúa cho hàng ngàn nông dân thành viên của các HTX trong vùng dự án. Đồng thời để thúc đẩy sản xuất lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn liên kết với doanh nghiệp (DN) theo chuỗi giá trị. Dự án còn hỗ trợ HTX đầu tư về hạ tầng, nhà kho và khuyến khích mua sắm trang thiết bị cơ giới phục vụ sản xuất.

Trong hơn 6 năm qua, Dự án VnSAT triển khai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt đúng tiến độ kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay dự án đã hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho 11 HTX, với kinh phí gần 100 tỷ đồng. Các hạng mục công trình được đầu tư cho HTX là nhà kho tạm trữ lúa sau thu hoạch. Là nơi lắp đặt thiết bị sấy lúa, tạm trữ vật tư nông nghiệp cho mỗi vụ lúa…Công suất 1000 tấn/nhà kho. Bên cạnh đó Dự án hỗ trợ xây dựng trạm bơm, cống cấp thoát nước phục vụ cho cánh đồng HTX, đường giao thông cầu giao thông trên các tuyến đường dẫn, dẫn vào khu vực cánh đồng lúa của HTX và nhà kho.

Trong năm 2021 vừa qua, Dự án VnSAT Sóc Trăng bố trí nguồn kinh phí hơn 111 tỷ đồng. Trong đó có phần đối ứng vốn của địa phương hơn 24 tỷ đồng để đầu tư 12 tiểu dự án. Theo đó, nhằm xây dựng các công trình công, phục vụ cho việc liên kết các cánh đồng lúa của địa phương và tạo điều kiện cho các phương tiện đường bộ thông thương hàng hóa thuận lợi.

Ông Lâm Phương Tùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước An, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) nhìn nhận: Kể từ khi Dự án VnSAT triển khai các hoạt động xây dựng, hỗ trợ HTX Nông nghiệp Phước An đến nay. Chuyển biến rõ rệt chính là thay đổi dần tập quán canh tác lúa của các nông dân thành viên trong  HTX.

Đơn cử như hồi trước có một số thành viên khi chưa vào HTX còn sản xuất các giống lúa thường thì nay đã chuyển sang sản xuất các giống lúa đặc sản, cao sản, tạo sự đồng nhất trong việc canh tác lúa chung của toàn thể thành viên trong  HTX. Hiệu quả bà con nông dân trong HTX đã thấy, khi thực hiện sản xuất đồng loạt trên cánh đồng lớn, sử dụng cùng một giống lúa, cùng thời điểm gieo sạ và thu hoạch nên được doanh nghiệp (DN) ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ đầu ra. Giá lúa của HTX bán cho DN luôn cao hơn so với bán cho các thương lái bên ngoài.

Hơn nữa, cũng phải thừa nhận rằng nhờ có Dự án tập huấn chuyển giao kỹ thuật, các thành viên HTX áp dụng sản xuất lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” đã giúp giảm được chi phí vật tư nông nghiệp đầu tư cho mỗi mùa vụ. Về việc được đầu tư hỗ trợ xây dựng nhà kho mang lại lợi ích rất nhiều cho HTX. Bởi có nhà kho vừa làm nơi dự trữ lúa, nơi đặt thiết bị lò sấy và bảo quản các loại trang thiết bị cho sản xuất lúa. Ngoài ra, tại nhà kho có thể mở ra thêm dịch vụ kinh doanh phân bón, thuốc BVTV để tạo thêm thu cho quỹ hoạt động của HTX.

Dự án VnSAT hỗ trợ xây nhà kho cho HTX Thọ Hòa Đông ở Sóc Trăng. Ảnh: Hữu Đức.

Dự án VnSAT hỗ trợ xây nhà kho cho HTX Thọ Hòa Đông ở Sóc Trăng. Ảnh: Hữu Đức.

Ông Huỳnh Văn Những, Phó Giám đốc Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: Nhìn lại chặng nước rút trong năm 2021 vừa qua, mặc dù ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 nhưng Dự án vẫn triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ xây dựng theo đúng kế hoạch từ đầu năm. Qua đó, trong năm 2021 Dự án VnSAT đã phối hợp các cơ quan chuyên môn có liên quan tổ chức 71 lớp tập huấn. Đào tạo về quản lý và phát triển HTX, kỹ thuật luân canh cây trồng trên đất lúa, kỹ thuật tận dụng phụ phẩm và kỹ thuật nhân giống lúa xác nhận cho hơn 4.850 hộ.

Đặc biệt sau 3 chuyến tổ chức đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, Dự án VnSAT Sóc Trăng đã xây dựng 12 mô hình cánh đồng lớn (qui mô 40 ha/mô hình) tại 12 HTX nông nghiệp. Từ khi nhận được các công trình nhà kho bàn giao, các HTX nông nghiệp bắt tay tổ chức sản xuất, phát huy hiệu quả công trình. Dự án VnSAT đang nhắm tới mục đích tạo nền tảng sản xuất lúa gạo bền vững ở địa phương.

Trong những năm qua, công tác triển khai Dự án VnSAT đã góp phần lớn trong việc sản xuất lúa gạo cho các địa phương vùng dự án, giúp người dân thay đổi lớn về phương thức canh tác truyền thống, sang quy trình tiên tiến hiện đại, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng và áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận sau thu hoạch. (TS Trần Tấn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng)

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.