| Hotline: 0983.970.780

Chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về Kiểm lâm tỉnh Lào Cai quản lý

Thứ Sáu 30/07/2021 , 14:21 (GMT+7)

Từ 1/8, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát sẽ được chuyển về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai quản lý.

UBND tỉnh Lào Cai vừa có Quyết định số 2542/QĐ-UBND về việc chuyển Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.

Theo đó, kể từ 1/8, chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ, biên chế, số người làm việc, tài chính, tài sản, hồ sơ tài liệu của BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai quản lý.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát phối hợp, kiểm tra tuần rừng. Ảnh: T.L

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát phối hợp, kiểm tra tuần rừng. Ảnh: T.L

Cũng theo quyết định trên, BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát là đơn vị sự nghiệp công lập, được Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai và quản lý Nhà nước của Sở NN-PTNT Lào Cai; có trụ sở đặt tại thôn Ngải Chồ, xã Dền Sáng (huyện Bát Xát, Lào Cai); có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực bảo tồn thuộc địa phận 5 xã: Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và Nậm Pung. Khu bảo tồn này có diện tích 18.637 ha, với 940 loài thực vật bậc cao, trong đó có 44 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và trên thế giới; 157 loài động vật có xương sống.

Ngoài ra, BQL còn có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp phát triển bền vững các loại tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và các tài nguyên khác; khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi cao, nguồn gen động, thực vật đặc hữu và quý hiếm; tổ chức nghiên cứu và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh các loại cây bản địa, hệ sinh thái rừng, tạo điều kiện cho các loại động, thực vật tồn tại và phát triển; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái trình cấp thẩm quyền phê duyệt…

  • Tags:
Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.