| Hotline: 0983.970.780

Có đất mà không cất được nhà

Thứ Sáu 04/08/2017 , 13:35 (GMT+7)

Gần 2 năm trời, gia đình ông Điểm vẫn ở trong cảnh màn trời chiếu đất, kẻ qua người lại không khỏi chép miệng xót thương cho gia đình ông- một hộ nghèo.

14-40-31_diem_4_n
Ông Điểm đang trình bày vụ việc

Do có mối quan hệ họ hàng giữa ông Huỳnh Điểm và ông Tâm (đã mất) là chồng bà Võ Thị Hoa, nên vào năm 1985 ông Tâm có cho ông Điểm ở thôn Thạch Long 1, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân (Bình Định) một lô đất liền kề với mình. Từ đó gia đình ông Điểm cất nhà ở ổn định lâu dài trên đất đó cho đến nay.

Ngày 20/10/1997, UBND huyện Hoài Ân cấp giấy CNQSDĐ, ngoài diện tích ruộng thì ông Điểm còn được cấp 330 m2 đất ở lâu dài tại bản đồ số 7, số thửa 1014, vợ chồng ông cất nhà ở mà không hề có tranh chấp. Vào tháng 5/2015, do nhà hư hỏng ông đã tháo dỡ cất lại nhà mới trên nền cũ, thì bà Võ Thị Hoa có thửa đất liền kề cản trở không cho ông Điểm làm, bà cho rằng đó là đất của bà!

Trước hành vi này, ông Điểm viết đơn gửi các cấp chính quyền. Ngày 5/11/2015, UBND xã Ân Tường Đông họp giải quyết tranh chấp, đi đến kết luận: "Đề nghị vợ chồng ông Điểm hỗ trợ gia đình bà Hoa 15 triệu đồng. Địa chính lên kế hoạch cắm mốc để ông Điểm xây nhà ở".

Khoảng nửa tháng sau, UBND xã Ân Tường Đông tiến hành lập biên bản giao đất cho ông Điểm. Theo đó, phần đất ông Điểm cụ thể như sau: phía trước giáp tỉnh lộ 631 có chiều ngang 10,7m, phía sau chiều ngang 5m, chiều dài đất liền kề với đất bà Hoa 28m, chiều dài giáp đất ông Bùi Ngọc Toàn giữ nguyên hiện trạng như đang sử dụng.

Ngày 12/12/2015, ông Điểm đào móng nhà lần 2 thì bà Hoa cho 8 thanh niên côn đồ đến hành hung và san lấp móng nhà không cho ông Điểm làm. Kể từ đó đến nay gần 2 năm trời, ông Điểm không cất được nhà, phải che bạt ở ngoài trời mưa gió lạnh lẽo, không nơi thờ cúng ông bà. Năm ngoái, ông không có nhà làm đám cưới cho con trai phải mượn nhà người khác tổ chức.

14-40-31_diem_1n
Túp lều tạm bợ của ông Điểm do không thể xây nhà

Ngày 26/2/2016, ông làm đơn khiếu nại khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng huyện Hoài Ân giải quyết. Ngày 8/7/2016, ông lại gửi đơn lên tỉnh. Sau nhiều lần đến UBND xã Ân Tường Đông thì ông được UBND xã tư vấn khởi kiện bà Hoa ra tòa. 6 tháng qua, TAND huyện Hoài Ân thông báo đã chuyển hồ sơ lên TAND tỉnh Bình Định để thụ lý nhưng chưa thấy tòa đưa vụ việc ra xét xử.

Gần 2 năm trời, gia đình ông Điểm vẫn ở trong cảnh màn trời chiếu đất, kẻ qua người lại không khỏi chép miệng xót thương cho gia đình ông- một hộ nghèo. Người dân càng thương xót gia đình ông Điểm, thì họ càng phẫn nộ hành vi ngang ngược của bà Hoa. Họ mong muốn lãnh đạo và các ngành chức năng khẩn trương giải quyết cho ông Điểm được xây nhà khi mùa mưa bão đang đến gần.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm