| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa đồng bộ yếu nhất khâu nào?

Thứ Tư 15/08/2018 , 10:10 (GMT+7)

Trong xu thế của xã hội hiện đại, lao động đang bị rút ra khỏi nông thôn mỗi lúc một nhiều thì việc ứng dụng mô hình cơ giới hóa đồng bộ hứa hẹn sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và trên hết là kéo nông dân về với ruộng đồng, tránh bỏ hoang đất đai…

09-35-48_dsc_8909
Máy cấy là ước mơ của nhiều vùng ngoại thành

Tuy nhiên, cơ giới hóa ở Hà Nội mới chỉ áp dụng chủ yếu trên cây lúa và cũng chưa thực sự đồng bộ bởi mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu làm đất, khâu thu hoạch mà vẫn đang rất yếu ở khâu mạ khay, cấy máy. Khác với khâu làm đất, khâu thu hoạch bỏ tiền đầu tư máy móc là dễ dàng có thể làm dịch vụ để hoàn vốn, kiếm lời còn khâu mạ khay, cấy máy ngoài đầu tư máy móc còn phải cần có nhà xưởng sản xuất, cần kỹ thuật viên đủ chuẩn trong nhiều công đoạn.

Thực tế, hàng năm Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đều xây dựng các mô hình hỗ trợ 50% kinh phí mua máy nông nghiệp (không quá 75 triệu đồng/máy). Song song với đó, nhờ vào “đặc sản” là nguồn vốn quỹ khuyến nông thành phố hỗ trợ, đơn vị cũng tổ chức cho vay cơ giới hóa với mức tối đa 100% giá trị sản phẩm và hỗ trợ 100% phí quản lý trong 3 năm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp máy móc để có nguồn hàng tốt, có chính sách hỗ trợ và chăm sóc tốt cho nông dân khi mua sắm. Nhờ vậy, đơn vị đã tổ chức thẩm định 27 phương án vay vốn cơ giới hóa, đã giải ngân cho 23 phương án vay với tổng số tiền 8,15 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2018 tới nay Trung tâm đã triển khai nhiều dạng mô hình cơ giới hóa như 3 máy gặt đập liên hợp, 3 dây chuyền gieo mạ khay tự động, 7 máy cấy lúa, 36 máy làm đất đa năng dưới 10 mã lực...

Dồn điền đổi thửa thành công giúp Hà Nội hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, là tiền đề để cho cơ giới hóa đồng bộ. Tuy nhiên điều cần thiết ngay lúc này là nghiên cứu ra những cơ chế, chính sách đặc thù để làm sao thúc đẩy khâu khó nhất của nó: mạ khay, máy cấy thì mới mong khép kín lại một chu trình đầy đủ của cơ giới đồng bộ SX lúa.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.