| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa sản xuất bắp

Thứ Năm 07/08/2014 , 08:14 (GMT+7)

Theo nhiều hộ nông dân có kinh nghiệm trồng bắp cho hay, áp dụng lên liếp bằng máy ruộng bắp có rãnh thoát nước tốt, đảm bảo không bị ngập úng khi gặp mưa, máy thu hoạch bắp, máy phun xịt theo dạng chữ T… nên nhẹ công hơn làm lúa rất nhiều. 

Cuối tháng 7 vừa qua, tại xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang diễn ra buổi hội thảo đầu bờ trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong SXNN, 3 năm từ 2014-2016”.

Hội thảo có sự tham gia của Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (IAS) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Chi cục BVTV An Giang cùng hơn 200 nông dân.

Trước tình hình lượng lúa gạo dư thừa, giá XK liên tục sụt giảm, trong khi đó nguyên liệu để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi như bắp, đậu nành lại thiếu hụt trầm trọng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những chiến lược chủ yếu của việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Vụ xuân hè 2014 là vụ đầu tiên triển khai dự án nói trên ở An Giang. Một số giống bắp có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao được đánh giá qua thực tiễn và nông dân lựa chọn để SX như DK 6919, DK 9955, DK 9901, NK 7328, CP339… Đó là những giống thích nghi với vùng đất An Phú, đem lại hiệu quả cao cho nông dân.

Đứng trước ruộng bắp to khỏe, xanh mướt, ông Lê Văn Giàu, ở ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú cho biết: “Đây là vùng đất gò nên SX lúa không có năng suất dẫn đến lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, khi được triển khai dự án trồng bắp không chỉ mình tôi mà còn rất nhiều nông dân tham gia. Đến nay, việc trồng bắp đã mang kết quả khả quan, lợi nhuận khá cao”.

Ruộng của ông Giàu làm lúa năng suất chỉ ở mức 5 - 5,5 tấn/ha, nhưng từ khi chuyển sang SX bắp năng suất đạt 11 - 12 tấn/ha. Lợi nhuận cao gấp 2,5 lần so với SX lúa. Riêng gia đình ông Giàu đã SX được 2 vụ bắp.

"Chi phí SX bắp cao hơn trồng lúa nhưng lợi nhuận cũng cao hơn. Trước đây, với 1 ha lúa, nông dân phải bỏ chi phí đầu tư 15 triệu đồng và lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/ha. Còn giờ chuyển sang trồng bắp lợi nhuận từ 22 - 25 triệu đồng/ha.

Năng suất bắp luôn đứng ở mức 11 - 12 tấn/ha ở vụ ĐX, bán với mức giá 4.700 đ/kg, lại nhẹ công chăm sóc. Nhờ hai vụ bắp vừa qua gia đình tôi có số vốn kha khá để sắm sửa đồ đạc, số vốn còn lại dự định thuê đất để mở rộng diện tích trồng bắp”, ông Giàu khoe.

Cùng thành công với mô hình trồng bắp, anh Danh Văn Diệp ở ấp Tắc Trúc trồng 8 công ngô cho biết: “Trước đây, do chưa xuống giống đồng loạt nên lúa bị bệnh VL-LXL làm cho thất mùa, từ khi chuyển qua trồng bắp lợi nhuận được ổn định.

Vùng đất này lúa HT chỉ ở mức 5 - 5,2 tấn/ha nên thu nhập chưa đầy 10 triệu đồng, còn trồng bắp đạt 11 - 12 tấn/ha, có khi lên đến 13 - 14 tấn/ha (vụ ĐX) mỗi ha lãi trên 20 triệu đồng. Thu hoạch xong vụ này, tôi tiếp tục trồng bắp ở những năm tiếp theo”.

Theo nhiều hộ nông dân có kinh nghiệm trồng bắp cho hay, áp dụng lên liếp bằng máy ruộng bắp có rãnh thoát nước tốt, đảm bảo không bị ngập úng khi gặp mưa, máy thu hoạch bắp, máy phun xịt theo dạng chữ T… nên nhẹ công hơn làm lúa rất nhiều. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch bắp khoảng 100 - 105 ngày/vụ. Mỗi vụ chỉ cần bón 2 - 3 lần phân, lúc nhỏ nếu bắp có bệnh cứ 15 - 20 ngày phun thuốc 1 lần.

Dự án thực hiện trong 3 năm, đây mới là năm đầu tiên tổ chức tại An Phú, với diện tích hỗ trợ 40 ha. Theo định hướng toàn huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi 200 ha đất lúa sang bắp, nâng tổng diện tích trồng bắp toàn huyện lên 5.200 ha, thay cho kế hoạch 5.000 ha SX trước đó.

Ông Nguyễn Ngọc Khải, Trưởng trạm Khuyến nông huyện An Phú cho biết: “Năng suất bắp vụ HT đạt 8 - 10 tấn/ha, còn vụ ĐX đạt 10 - 12 tấn/ha. Chi phí đầu tư từ 22 - 25 triệu đồng/ha. Mặc dù, giá thu mua bắp hạt tại ruộng hiện nay đang xuống thấp nhưng bù lại nông dân thu hoạch bán luôn cả cùi và thân cây với giá 300 đ/kg”.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi trồng bắp trên nền đất lúa kém hiệu quả ở An Phú còn gặp khó khăn ở thị trường tiêu thụ, cơ giới hóa trong canh tác.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất