| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 có thể tạo ra 'vực thẳm kinh tế Nam Á'

Thứ Bảy 08/05/2021 , 10:11 (GMT+7)

Với 1,89 tỷ người, Nam Á chiếm 1/4 dân số thế giới nhưng lại chiếm tới 35% trong số 800 triệu người nghèo đói toàn cầu đang phải vật lộn trong dịch bệnh chết chóc.

Bangladesh ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày cao kỷ lục, lần lượt là 770.842 và 11.833 trong 24 giờ qua. Ảnh: Finacial Times

Bangladesh ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày cao kỷ lục, lần lượt là 770.842 và 11.833 trong 24 giờ qua. Ảnh: Finacial Times

Khu vực Nam Á tiếp tục trải qua những chuỗi ngày chết chóc kỷ lục do đại dịch Covid-19 hoành hành. Trong đó tâm điểm dịch bệnh từ Ấn Độ đã lan rộng sang các quốc gia láng giềng như Bangladesh, Nepal, Bhutan, Sri Lanka... khiến cho những nước này đã lâm vào khủng hoảng không kém Ấn Độ.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu coronavirus càng lây lan mạnh thì nó càng có cơ hội sản sinh ra biến chủng mới nguy hiểm hơn và đồng thời tạo ra biến chủng chống lại các vacxin hiện có. Điều này sẽ là mối đe dọa lớn đến cuộc chiến chống dịch của nhiều quốc gia và kéo lùi nền kinh tế quay trở lại quá khứ hàng chục năm.

Do ảnh hưởng của Covid-19 đang ngày một xấu thêm ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các quốc gia khu vực Nam Á, tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn. Theo ông Su Wei, 2.000 trong số 8.000 nhà máy sản xuất quần áo của Bangladesh- nhà sản xuất hàng may mặc lớn thứ hai thế giới đã đóng cửa vào năm 2020.

Theo Reuters, tính đến sáng 8/5/2021, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận 4.192 người chết vì Covid-19 trong 24 giờ qua- con số kỷ lục mới và 401.358 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm được xác nhận lên hơn 21,8 triệu người. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia nhận định tỷ lệ chết và lây nhiễm cao gấp nhiều lần bởi tại các vùng nông thôn, mọi thứ đều không thể kiểm soát nổi.

Trong khi đó với hệ thống y tế và nền kinh tế yếu ớt hơn nhiều cùng với sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm Covid-19 mới những ngày qua, đồng nghĩa với việc nhiều nước láng giềng của Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều.

Ông Su Wei, chủ một doanh nghiệp may mặc người Trung Quốc ở thủ đô Dhaka nói rằng, đối với đa số người dân Bangladesh đang phải chật vật kiếm sống lúc này, họ lo lắng về việc không có tiền hơn là bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc phong tỏa hồi năm ngoái đã đẩy hàng triệu người dân địa phương vào cảnh đói nghèo, trong khi những người còn may mắn có việc làm trong năm nay hầu hết họ kiếm được mức lương hàng tháng từ 400 nhân dân tệ (62 USD) đến 500 nhân dân tệ.

Dòng người lao động nhập cư đón xe bus từ thủ đô Kathmandu của Nepal trở về quê lánh dịch ngày 28 tháng 4 năm 2021. Ảnh: THX

Dòng người lao động nhập cư đón xe bus từ thủ đô Kathmandu của Nepal trở về quê lánh dịch ngày 28 tháng 4 năm 2021. Ảnh: THX

Còn đối với Nepal, Phó chủ tịch Hội Hoa kiều tại đây, ông Chen Xiaoshuang nói rằng năm nay nền kinh tế của đất nước có thể sẽ phải hứng chịu một "cú đấm chết người" và sẽ tồi tệ hơn năm 2020, vì lệnh phong tỏa lần thứ hai sẽ có nghĩa là một “cú đánh kép đối” với ngành du lịch địa phương, vốn vẫn chưa phục hồi năm ngoái.

Theo Hu Zhiyong, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, đối với các nước láng giềng của Ấn Độ - nơi phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động thâm dụng thì làn sóng coronavirus mới và các lệnh hạn chế khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của họ.

Nguyên do là hầu hết các quốc gia này đều phụ thuộc vào Ấn Độ để phục hồi nền kinh tế và sẽ lao dốc xuống vực thẳm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc ở Ấn Độ.

Ấn Độ ghi nhận mức kỷ lục 4.192 người chết vì Covid-19 trong 24 giờ qua. Ảnh: RT

Ấn Độ ghi nhận mức kỷ lục 4.192 người chết vì Covid-19 trong 24 giờ qua. Ảnh: RT

Hôm thứ Năm (6/5), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, sự gia tăng số người chết và ca nhiễm Covid-19 mới gần đây ở Ấn Độ đã buộc các chuyên gia phải tiếp tục hạ các dự báo trong các năm tài chính 2021 và 2022.

"Có thể sẽ phải mất từ ​​5 đến 10 năm để nền kinh tế của các nước Nam Á trở lại mức trước đại dịch nếu như các nước này có thể sớm kiểm soát được làn sóng dịch bệnh đang diễn ra trong hai tuần, và nếu không thì nền kinh tế của họ có thể sẽ cần tới 20 năm để phục hồi", các chuyên gia cho biết.

Theo Daily Star, chính phủ Bangladesh hiện đang vật lộn với nguồn cung vacxin trong nước do số ca nhiễm tăng mạnh hàng ngày. Bộ trưởng Y tế Zahid Maleque cho biết các liều vacxin của Sinopharm từ Trung Quốc dự kiến sẽ đến Dhaka vào ngày 12/5 tới.

(GlobalTimes, Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.