| Hotline: 0983.970.780

Cứ 10 phút có 1 người chết vì bệnh dại

Thứ Ba 03/10/2023 , 20:49 (GMT+7)

Mỗi năm thế giới có 60.000 người chết vì bệnh dại, trong đó 99% số người chết do lây nhiễm từ chó dại, cứ 10 phút lại có 1 người chết vì bệnh dại.

Các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm khoa học 'Cùng nhau đẩy lùi bệnh dại'. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm khoa học “Cùng nhau đẩy lùi bệnh dại”. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việt Nam có 64 ca tử vong do bệnh dại

Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm khoa học “Cùng nhau đẩy lùi bệnh dại” do Trường Đại học Nông Lâm phối hợp Công ty TNHH Tư vấn Một Sức khỏe tổ chức ngày 3/10.

TS Nguyễn Thị Phước Ninh, giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM cho biết, bệnh dại tồn tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm có 60.000 người chết vì bệnh dại, trong đó có tới 99% trong số người chết vì bệnh dại do lây nhiễm dại từ chó. 

"Cứ 10 phút có khoảng 1 người chết vì bệnh dại", TS Ninh nói và cho biết thêm, có khoảng 15 triệu người đã phơi nhiễm bệnh dại và được điều trị dự phòng, gây thiệt hại ước tính khoảng 8,6 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm.

Theo BS.CK1 Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyên thư ký dự án phòng chống bệnh dại khu vực phía Nam, Viện Pasteur TP.HCM, bệnh dại là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. 70% người chết mỗi năm do bệnh dại dù đã có vacxin cho cả người và động vật. 

"Việt Nam đang là vùng nóng của bệnh dại, bệnh lưu hành toàn quốc và có bệnh nhân chết bị bệnh dại hàng năm. Giai đoạn 2011-2016 có gần 550 ca tử vong trải dài từ Bắc tới Nam, năm 2017-2021 khoảng 400 ca", bác sĩ Thúy cho hay.

Cũng theo bác sĩ Thúy, sau khi thực hiện chương trình quốc gia khống chế bệnh dại từ 2017-2021, vùng nguy cơ cao đã giảm, như Nghệ An trong suốt 10 năm nay có số ca tử vong vì dại luôn cao, nhưng gần đây số lượng ca giảm đi đáng kể. 

9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận 64 ca tử vong do bệnh dại tại 27 tỉnh thành trên cả nước: miền Bắc 25 ca; Miền Nam 15 ca, Miền Trung 9 ca, Tây Nguyên 15 ca. Trong đó, Gia Lai là địa phương có số ca cao nhất 11 ca, tiếp đến Nghệ An (7 ca); Điện Biên (6 ca); Bình Phước (5 ca).

Theo bác sĩ Thúy, 100% người tử vong do không tiêm phòng sau phơi nhiễm và có đến 43,8% chủ quan cho rằng chó nhà cắn không gây nguy hại.

Bác sĩ Thúy cho biết thêm, Chính phủ đã rất quan tâm đến bệnh dại và đưa ra chương trình quốc gia khống chế và tiến tới đẩy lùi bệnh dại đến năm 2030. Đây cũng là mục tiêu của WHO.

Việt Nam đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật trong giai đoạn 2022-2030.

Cụ thể, giai đoạn 2022-2025 có 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi được quản lý; 70% tổng đàn chó, mèo nuôi được tiêm vacxin dại và trên 70% số tỉnh, thành giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh dại.

Giai đoạn 2026-2030, có trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi được quản lý; 80% tổng đàn chó, mèo nuôi được tiêm vacxin dại và trên 90% số tỉnh, thành giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh dại.

8 tháng đầu năm 2023 số lượng ổ dịch dại trên cả nước tăng gần 54% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Nguyễn Thủy.

8 tháng đầu năm 2023 số lượng ổ dịch dại trên cả nước tăng gần 54% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sử dụng vacxin phòng bệnh dại để bảo vệ động vật và con người

Theo TS Nguyễn Thị Phước Ninh, giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú ý, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM, động vật có nguy cơ lây lan virus dại sang người cao nhất gồm vật nuôi và động vật trong trang trại (chó, mèo, bò, chồn hương, dê, ngựa); động vật hoang dã (dơi, hải ly, chó sói đồng cỏ, cáo, khỉ, gấu trúc, chồn hôi, chuột chũi).

Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh dại như đi du lịch hoặc sống ở các nước đang phát triển nơi bệnh dại phổ biến hơn. Các hoạt động có khả năng khiến bạn tiếp xúc với động vật hoang dã có thể mắc bệnh dại, chẳng hạn như khám phá hang động nơi dơi sinh sống hoặc cắm trại mà không có biện pháp phòng ngừa để giữ động vật hoang dã tránh xa khu cắm trại của bạn. Làm bác sĩ thú y; Làm việc trong phòng thí nghiệm có virus bệnh dại.

TS Ninh cho rằng, để phòng ngừa bệnh dại, không nuôi chó theo kiểu thả rông, tránh tiếp xúc với động vật hoang dã hay vật nuôi bị bệnh, kiểm soát chặt chẽ lượng chó mèo nuôi và đặc biệt là chích ngừa vacxin phòng dại cho chó, mèo. 

Lực lượng chức năng bắt chó thả rông, tránh lây lan bệnh dại. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Lực lượng chức năng bắt chó thả rông, tránh lây lan bệnh dại. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo TS Ninh, lý do chính của sử dụng vacxin phòng bệnh dại là để bảo vệ động vật và cũng là để bảo vệ con người. Có 2 loại vacxin đã được cấp phép sử dụng là vacxin dạng tiêm phòng bệnh cho động vật nuôi trong nhà và vacxin đường miệng (ORV) để chủng ngừa cho động vật hoang dã và chó thả rông.

"Vacxin cho chó bằng đường tiêm vẫn là nền tảng của các chiến dịch tiêm phòng đại trà, việc sử dụng vacxin đường miệng, đặc biệt ở những con chó thả rông và khó tiếp cận, sẽ là một biện pháp bổ sung bao phủ tiêm chủng để cải thiện tình hình chung trong các chương trình kiểm soát bệnh dại ở chó", TS Ninh thông tin.

Số liệu của Cục Thú y, tính đến tháng 8/2023, tổng đàn chó mèo của cả nước trên 7,4 triệu con, tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 47%. Do đó, để phòng chống bệnh dại, theo TS Trương Đình Bảo, Phó trưởng bộ môn Bệnh Truyền nhiễm và Thú y Cộng đồng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, cần có hướng tiếp cận Một sức khỏe (One Health), huy động nguồn lực của tất cả các ban ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, người khu vực hành chính công, các công ty tư nhân... để bảo vệ sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường.

TS Trương Đình Bảo cho biết thêm, hiện Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Long An muốn tăng tỷ lệ bảo hộ của vacxin trên đàn chó mèo, đặc biệt là một số khu vực biên giới, nơi có thả rong nhiều, thiếu nguồn lực trong tiêm phòng đàn chó hàng năm. Chủ trương chung của tỉnh Long An là muốn giảm nguy cơ bệnh dại trên động vật và trên người.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm