| Hotline: 0983.970.780

Cưng con đến mức ngớ ngẩn, buồn cười

Thứ Sáu 29/01/2021 , 09:04 (GMT+7)

Cháu có người cô cưng con đến mức ngớ ngẩn, buồn cười, ai cũng cười nhưng nói thì không dám nói. Để rồi, cậu bé ấy đang trên đà hư hỏng.

Cô kính mến!

Gia tộc cháu có lệ là nhà này nói nhà kia sau lưng nhau ghê lắm nhưng trước mặt nhau thì vẫn như là bát nước đầy. Bên chồng cháu có vẻ khác, thẳng thắn, mềm mại, chân tình.

Cháu biết nhược điểm của nhà mình nên mỗi khi chồng trò chuyện về việc bên nhà cháu, cháu im. Biết nói gì, vì anh ấy nói đúng hết. Riêng chuyện người cô cưng con đến mức ngớ ngẩn, buồn cười, ai cũng cười nhưng nói thì không dám nói. Để rồi, cậu bé ấy đang trên đà hư hỏng.

Cháu khác mọi người, có lẽ cháu thấy và quyết không như thế. Một phần cũng do nhà nội của con cháu rất nghiêm, nhất là bà nội, như thủ lĩnh, như tướng quân.

Rèn con từ thuở ấu thơ, mẹ chồng sa sả nhắc các con của mình như thế. Và cháu không ngại bà nội nóng ruột khi quát con mình thế nọ thế kia, nhờ thế mà đứa lớn nay lớp 9, rất có khuôn, đứa nhở lớp 6, cũng rất khuôn. Đã có thể thớ phào.

Trở lại chuyện cô ruột cháu. Cô ấy ly dị sớm khi thằng bé mới 10 tuổi. Nuôi con như mẹ đơn thân. Cắt hết quan hệ với nhà nội nó, với bố nó.

Cô ấy là viên chức, có uy tín, nhưng với con thì như ô-sin. Một chiếc tất, một chiếc khăn quàng cổ, khi thằng bé lên cấp III rồi, vẫn hầu, đưa tận tay. Khi gia tộc có tiệc, có lễ Tết, ăn là cô ấy phải ngồi cạnh để gắp cho nó, để giục nó ăn. Ai cũng nhìn, thấy nhục cho thằng bé nhưng thương cô, thông cảm cho cô, không dám ý kiến.

Giờ, nó đã xong đại học được 3 năm nay. Không học lên, cũng không tha thiết xin việc. Vì việc gì ở đâu mẹ cũng can thiệp, chỗ ấy nọ kia, đi đứng thế nào, lúc nào cũng úm con, sáng nay ăn gì, trưa nay ăn gì, tối rồi, tắm đi, nước nóng cỡ nào. Thấy mà phát ngán cô ạ.

Rồi sẽ lãnh đủ vì quá cưng chiều bao bọc. Sẽ là đứa bé ích kỷ, ỷ lại, chây ỳ và tàn phế tinh thần. Nó chẳng yêu ai có lẽ vì nghĩ cho mẹ nhiều quá hoặc sợ mẹ phật ý. Mà cô gái nào dám lăn vào với đứa con và bà mẹ như thế, hở cô?

----------------------

 Cháu thân mến!

Cô cũng thấy việc đội con lên đầu, ở Bắc xem ra nghiêm trọng hơn ở Nam. Ở Nam mà đội con thì đội ra sao? Ví như một người yếu ớt, với việc chung thì tỏ ra tôi yếu quá không kham nổi nhưng với con cái thì họ bỗng dưng mạnh như lực sĩ, thoăn thoắt, quần quật.

Ở Bắc bởi triết lý ngàn đời “nhất con nhì của”. Vì sao phải là của ở đây? Con là con, của là của. Mà con là nòi giống, nối dài, thiên chức, thiên năng, thế gian đều sinh đẻ được, đâu riêng gì xứ mình.

Khi đứa con còn bồng bế, nó như thiên thần, nhưng phải nghĩ, nó sẽ lớn lên, làm trai làm nữ, làm cha làm mẹ, làm ông làm bà. Vậy, phải rèn, phải dạy dỗ, phải cho tự lập để cáng đáng sứ mệnh làm người. Như nhau, những đứa bé thanh sạch, vô cùng đáng yêu nhưng ở nhà này nó hữu ích, ở nhà kia nó thành quỷ, thành giặc.

Cô lạ gì kiểu cưng con của người ngoài ấy hở cháu? Rất đông. Nhiều gia đình lụy con, khen con, hầu con, chịu nhục vì con, thấy mà ngán, mà phẫn uất. Không hiểu nổi.

Và rồi, thực tế chứng minh, những đứa ấy chắc chắn là ỷ lại, chây ỳ, thậm chí hỗn hào, vô tích sự. Tây khác Ta ở chỗ ấy, hầu như ngược lại. Những đứa bé như trứng mỏng, có không, có chứ, nhưng chúng sẽ bị bạn bè và nhà trường cười chê phê phán nếu không tự lập.

Cả xã hội, nhà trường, gia tộc và gia đình cùng nhau, nhịp nhàng tạo ra những con người ráo hoảnh, nhiều kỹ năng, nhiều khát vọng, chắc chắn thành những người có tri thức, có hương vị. Và 18 tuổi người đó phải tách bố mẹ đi đại học, hoặc sống riêng.

Hoan nghênh cháu đã cùng bố chúng, nhà nội của chúng không hầu con kiểu cô ruột của cháu. Cô ấy, có lẽ đã muộn nếu nhận ra sai lầm. Kệ thôi. Có những sai lầm chữa được và không chữa được.

Vì vậy mà người ta mới có câu “Thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi”, hoặc “dạy con từ thuở còn thơ”. Bây giờ không thể roi vọt nhưng vẫn có thưởng và phạt, có phương pháp với những thứ khiến chúng sa đà: ví như không gắn tivi trong phòng con, cắt wifi vào giờ quy định để chúng ngủ, ví như có đèn đọc ở đầu giường để kiểm tra sự đọc, ví như rủ rê hoặc bắt buộc chúng làm việc nhà với mình. Vân vân và vân vân.

Con cái là phúc phần của chính mình. Như mọi việc, gieo thế nào thì gặt thế đó, vậy thôi.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm