| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống bần cùng của lao động nghèo trong khu nhà tiền tỷ giữa lòng Thủ đô

Thứ Năm 07/11/2019 , 10:01 (GMT+7)

Khu nhà liền kề (lô L1 Trung Yên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) bất đắc dĩ đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều lao động nghèo…

Khu chung cư liền kề lô L1 Trung Yên nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm của quận Cầu Giấy (Hà Nội). Dãy nhà gồm 34 căn hộ, thuộc quỹ tái định cư mở đường 1.3 trong dự án khu đô thị Yên Hòa.
Đã bỏ hoang hơn 10 năm nay, khu nhà ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, xung quanh ngổn ngang vật liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt. Thế nhưng nhiều năm nay khu chung cư này trở thành nơi tá túc của hàng chục công nhân nghèo đến từ nhiều vùng quê khác nhau. Chia sẻ với PV, một người dân sinh sống gần khu vực này cho biết: “Hầu hết ở đây đều là những công nhân ở ngoại tỉnh đến sinh sống nên thường thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh. Nhiều đêm họ liên hoan nhậu nhẹt, hò hét khiến những người già như tôi thường mất ngủ. Chưa kể, họ phóng uế bừa bãi vì công trình nhà vệ sinh chưa hoàn thiện, cực kỳ ô nhiễm. Cứ những hôm trời nắng nóng, khu này lại sộc mùi khai thối”.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Văn Kiên (sinh năm 1978, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội), sinh sống ở tầng 1 cho biết, nhiều người vào đây nhưng chỉ ở chừng độ 30 phút là đã phải quay đầu ra, hoặc phải bỏ chạy mất dép vì... nhiều chuột lắm.
Những căn nhà trống hoác ở đây chính là địa bàn chiếm đóng của loài chuột. “Nhiều đêm nằm, lũ chuột nổi loạn, chúng chạy rầm rầm từng đàn rồi kêu loạn cả khu dân cư, cắn xé đồ đạc nhưng không ai làm được gì”, anh Kiên chia sẻ.
Phần nội thất bên trong đều là do công nhân trú ngụ ở đây tự thiết kế, cải tạo lại để sống qua ngày. Chỗ vá, chỗ lấp, chỗ bưng bít, họ nghĩ nhiều cách để gia cố, từ mảnh ván ép, bìa cát tông, thậm chí tận dụng cả tấm panel quảng cáo không còn giá trị sử dụng.
Chỉ cần mưa xuống một trận là cả khu nhà này ngập trong những vũng nước, ẩm ướt đến khó chịu. Tuy vậy, những mảnh đời tứ xứ vá vịn, gắn bó với nhau ở đây, họ không hề oán thán, kêu ca.
Lên thành phố đã được hơn 1 năm nay, chị Lâm xem căn nhà trống hoác này là nơi trú ngụ “khấm khá” hơn bất kì nơi nào. Theo chị Lâm, trước kia số lượng công nhân ở đây rất đông, do công trình xây dựng đã dần hoàn thiện nên hiện tại chỉ còn số ít bám trụ.
Phần lớn công nhân sinh sống trong khu chung cư ổ chuột đều đến từ nhiều tỉnh thành khác trong cả nước: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tĩnh... Mỗi người đều có một câu chuyện riêng, một nỗi lòng riêng nhưng điểm chung là rất nghèo.

Bà Trần Thị Hợp (tổ phó tổ 29, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi nhiều lần làm đơn kiến nghị đến chính quyền nhưng chỉ được một thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đó. Họ là những tốp thợ ở tạm nên chúng tôi cũng khó lòng góp ý. Khu này là khu dân trí cao, một bên là khu nhà của các cán bộ ngành công an, một bên là khu biệt thự cao cấp, tự nhiên mọc ở giữa một nơi nhếch nhác ổ chuột thật khó chấp nhận. Năm ngoái, khu này còn là nơi xuất hiện dịch sốt xuất huyết đầu tiên khiến chúng tôi lo lắng, năm nay tình trạng lại tiếp diễn”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm