| Hotline: 0983.970.780

Giật mình với tư duy hôn nhân thời hiện đại

Thứ Hai 25/01/2021 , 17:16 (GMT+7)

Trời, lứa đôi là để cân bằng sinh học, vui sống, nối dài nòi giống, là thiên chức cao cả chứ. Chỉ muốn có con đơn thân rồi cặp bồ cho thoải mái ư?

Thưa chị,

Tôi là thế hệ cùng với chị, tuổi thanh xuân chúng ta gọi là hào hùng, nhưng tôi sống trọn vẹn trong thời bao cấp của miền Bắc, có lẽ, đời sống khốn khổ hơn. Rồi cũng đã thoát ra, hai miền tiến lên bằng nhau, nhiều người có ăn có để.

Từ gia tộc mình và bè bạn, tôi lại thấy chừng mươi năm gần đây, miền Bắc có vẻ đi nhanh hơn miền Nam về sản nông, về hạ tầng, về thu nhập, về việc học hành, bằng cấp, không biết có đúng không?

Hai đứa con của chúng tôi cũng đều thành đạt cả. Bốn đứa cháu của chúng tôi học hành trường xịn cả. Nhìn những đứa bạn của con, của cháu tôi vui lắm chị, chúng tự tin, không cần du học mà việc học và hiểu biết không kém cạnh ai cả. Khi dịch bệnh ập xuống, mới thấy học ở trong nước ổn hơn nếu không nói là tốt nhất.

Thế nhưng qua câu chuyện của các con khi tụ tập thì tôi thấy lo một điều. Không phải chuyện cải thiện chiều cao, ngăn ngừa béo phì, hay trầm cảm vì học quá cho các kỳ thi, không, các cháu tôi đều né được hết cái ấy. Đám con cái mà con tôi kết thân, cũng như thế chị ạ.

Nhưng chúng nói với nhau mà như là hẹn nhau, lan truyền với nhau chuyện không cổ súy cho con cái chúng lập gia đình. Không hôn nhân, không lệ thuộc, không khổ sở như chúng ta, hay là thế hệ sau 1975 của chúng. Lứa sinh ra khi đất nước mở cửa sau 1990 ấy, có đứa đã gần 30, con nhỏ nhất của bạn con gái tôi cũng 18 rồi.

Chị biết tôi lo việc gì không, chúng nó bảo con trai đi gửi tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng, không kết hôn hoặc quá tuổi sinh con không tốt nữa, có tinh trùng sẵn, đi mua trứng, đi thuê bụng, vẫn có con và có cháu cho ông bà OK? Con gái thì chúng bảo mua tinh trùng Tây, lai giống, vừa xinh đẹp vừa thông minh, không cần chồng, vẫn có con như búp bê, OK?

Trời, lứa đôi là để cân bằng sinh học, vui sống, nối dài nòi giống con người, là thiên chức cao cả chứ. Chỉ muốn có con đơn thân rồi cặp bồ cho thoải mái ư? Thật là một thời kỳ nhảy vọt chóng mặt nhưng tiến kiểu ấy thì đi về đâu hở chị?

-------------------

Bạn thân mến!

Tôi cũng có nghe qua chuyện ngân hàng để con trai gửi giống và cả chuyện con gái muốn con thay đổi gen và chiều cao. Nghe lạ tai đến mức thảng thốt chị ạ.

Nhưng ngẫm kỹ, thấy cái gì cũng có lý do của nó, vì sao?

Vì nhân loại quá đông. Chúng ta thấy Ấn Độ và Trung Quốc mà đã là 2 tỷ 8 rồi. Gần 200 quốc gia và vùng đảo gần như quốc gia, vậy mà số nước gọi là giàu thịnh thì danh sách ấy cứ là G20, khó nhích lên.

Nghĩa là 10% quốc gia giàu mà những quốc gia ấy, bạn có biết không, Ấn Độ và Trung Quốc, dân vùng xa vẫn nghèo như Việt Nam mình. Đông con người đến mức trái đất bị tàn phá hết mức rồi. Ngay như ở ta, cần đủ điện phải phá rừng làm thủy điện, thì hệ quả là lũ và sạt lở. Riêng ví dụ ấy cũng thấy không nên sinh đẻ nhiều, thiệt đó.

Và, từ hình ảnh của những đứa con thoát ra từ thời bao cấp là con cái chúng ta, tức là bố mẹ của cháu chúng ta, chúng thấy oải quá, kinh hoàng quá, kỷ niệm về đói nghèo không kể xiết.

Người Việt mình lại cứ triết lý nhất con nhì của, con nhiều tuổi già của ta mới ấm. Không nhà nào dưới hai con và với nền giáo dục chạy theo thành tích và tiền, nên có tiền sẽ học hành đỡ hơn nhưng cha mẹ của những đứa “nạn nhân” ấy đã vắt kiệt sức để có tiền, bạn đâu có lạ gì cảnh cày tiền của con cái mình, đúng không?

Thế nhưng, thế giới người ta không lệch như suy tính của cánh trẻ mình. Có lẽ vì họ là giống cao to trắng trẻo nên họ không cần nghĩ tới chuyện con lai để xinh đẹp. Có lẽ họ đã vượt qua chuyện đơn thân hay có đôi, thuần túy họ thấy không nên lập gia đình, ràng buộc tự do và đẻ con cho nặng gánh. Họ sống độc thân một cách thong thả, không cảm thấy gì, vì xã hội của họ thong thả, không xét nét, dị nghị.

Tôi cũng không chấp nhận việc đẻ con đơn thân. Vì tôi thấy tình yêu và hạnh phúc là quan trọng. Tôi đã từng có hạnh phúc bằng sự đánh đổi ghê gớm, tôi thấy đời người như chớp mắt, như gió thoảng, cớ gì không có đôi để biết thế nào là mây bay là hoa bướm.

Vì vậy mà gửi tinh và thuê bụng, nghe nó dị thường, hoặc kiếm con lai rồi thui thủi nuôi con, nghe không lọt tai tôi. Hài hòa, tâm sinh lý, có đôi mỗi ngày, con chim câu, con chim cánh cụt còn vậy huống chi con người? Hay là khôn ngoan quá rồi cũng tính toán quá, mà đã vậy thì máy móc, robot, thậm chí phi nhân.

Tìm cách đối thoại và đả thông tư tưởng ấy ở con cái mình sớm, may ra, nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm