| Hotline: 0983.970.780

Đài Thơm 8 - Thích nghi với biến đổi khí hậu trên dải đất miền Trung

Thứ Tư 08/12/2021 , 09:24 (GMT+7)

Năm 2021, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đạt dấu mốc 45 năm ngày thành lập và ghi dấu tên mình vào lòng nông dân Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Với bề dày kinh nghiệm đó, SSC luôn tiên phong trong nghiên cứu, chọn tạo, cung ứng ra thị trường những dòng sản phẩm khác biệt, giúp bà con nông dân cả nước nói chung, và đặc biệt nông dân vùng Nam Trung Bộ nói riêng gia tăng thu nhập, thay đổi tập quán từ sản xuất lúa sử dụng cho chế biến sang lúa chất lượng cao. Trong đó, nổi trội là giống thuần Đài Thơm 8.

Trải qua hơn 5 năm khảo nghiệm, sản xuất tại vùng Nam Trung Bộ và được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức vào ngày 11/4/2017, Đài Thơm 8 đã khẳng định vị thế và cho thấy sự lựa chọn tin cậy của bà con nông dân khắp mọi miền đất nước.

Lúa Đài Thơm 8 tại Khánh Hòa.

Lúa Đài Thơm 8 tại Khánh Hòa.

Đài Thơm 8 là giống lúa thuần thế hệ mới do SSC nghiên cứu, chọn tạo và sở hữu bản quyền kinh doanh. Giống Đài Thơm 8 có thời gian sinh trưởng ngắn, khu vực Nam Trung Bộ, vụ Hè Thu 90 - 95 ngày, vụ Đông Xuân 105 - 110 ngày. Cây sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh tốt, thấp cây, thân cứng chống đổ ngã tốt, bông đùm, kết hạt dày, bông con nhiều, hạt dài, tỷ lệ hạt chắc cao. Hạt gạo trong, không bạc bụng, rất thơm; cơm dẻo, có vị đậm phù hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đài Thơm 8 có phổ thích nghi rộng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, lại thích ứng với hạn hán và xâm nhiễm mặn, đặc biệt chịu phèn mặn (≤ 4‰) tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của lúa. Tiềm năng năng suất cao, đạt 9-11 tấn/ha, với tỷ lệ xay xát cao nhất hiện nay, giá lúa lương thực luôn cao và ổn định đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Hội thảo Đài Thơm 8 tại Quảng Nam.

Hội thảo Đài Thơm 8 tại Quảng Nam.

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khi hậu khi nền nhiệt tăng cao, hạn hán cục bộ kéo dài, tình trạng xâm nhập mặn, bão lũ thất thường, sâu bệnh gây hại làm gia tăng chi phí sản xuất, gây mất mùa một số địa phương. Với thực trạng đó, công tác cơ cấu giống được đặt lên hàng đầu, trong đó giống phải đáp ứng các tiêu chí như: ngắn ngày, chống đổ ngã tốt, chịu phèn, chịu mặn, phổ thích nghi rộng, chống chịu tốt sâu bệnh hại, năng suất cao, chất lượng gạo ngon, giá bán cao và ổn định…Đài Thơm 8 đáp ứng tất cả những yếu tố đó và điều đặc biệt là bấy lâu nay hiếm thấy một giống lúa nào vừa có chất lượng gạo thơm ngon xuất khẩu mà lại năng suất rất cao như Đài Thơm 8. Chính vì điều này mà giống lúa Đài Thơm 8 luôn được các Sở, ban, ngành, địa phương các tỉnh Nam Trung Bộ tin tưởng đưa vào cơ cấu chính trong cơ cấu giống địa phương và được người dân tin dùng.

Hội thảo Đài Thơm 8 tại Quảng Nam.

Hội thảo Đài Thơm 8 tại Quảng Nam.

Thị trường lúa gạo đang đi đúng theo xu hướng chung là các giống lúa chất lượng cao sẽ dần thay thế giống chất lượng thấp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đài Thơm 8 luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các địa phương trong việc cơ cấu giống lúa chất lượng, sản xuất cánh đồng mẫu lớn, mô hình canh tác bền vững sản xuất gạo hữu cơ….

Hàng năm, phần lớn diện tích lúa chất lượng cao đều sử dụng giống Đài Thơm, đã mang lại hiệu quả rõ rệt về cải thiện đời sống người nông dân cũng như chất lượng bữa cơm gia đình Việt. Góp phần khẳng định thương hiệu lúa gạo của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Ghi nhận điều đó, năm 2020, công trình nghiên cứu chọn tạo giống lúa Đài Thơm 8 vinh dự vượt qua hàng trăm công trình nghiên cứu của cả nước để đạt giải nhì, giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC 2020.

Đài Thơm 8 chính là niềm tự hào của đội ngũ cán bộ SSC suốt hành trình nỗ lực nghiên cứu, cống hiến, và cũng là niềm vui của bà con nông dân, các doanh nghiệp bao tiêu, xuất khẩu gạo, là niềm vinh dự của Việt Nam trên thương trường quốc tế.

SSC - Vì Cuộc Sống Của Nhà Nông.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.