| Hotline: 0983.970.780

Đakrông đối mặt vụ đông xuân khó

Thứ Tư 29/12/2010 , 07:15 (GMT+7)

Bước vào vụ sản xuất đông xuân 2011, nông dân huyện này đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nông dân huyện Đakrông làm đất xuống giống lạc

Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, nơi sinh sống chủ yếu của người Vân Kiều và Pa Cô, với nền kinh tế thuần nông. Bước vào vụ sản xuất đông xuân 2011, nông dân huyện này đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Ông Hồ Văn Đang - Phó phòng NN-PTNT huyện Đakrông cho biết, tổng diện tích đất ruộng trồng lúa nước toàn huyện được 500 ha, diện tích trồng ngô 800 ha, trồng lạc 500 ha... Những năm thời tiết thuận lợi, sản lượng lương thực có hạt bà con làm ra chỉ đủ cung ứng khoảng 60% nhu cầu tại chỗ. Phần thiếu còn lại huyện và tỉnh phải giúp đỡ thường xuyên để người dân có cuộc sống ổn định.

Thời điểm này toàn huyện đang chuẩn bị bước vào vụ sản xuất đông xuân, nhưng nhiều kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn Đakrông bị lũ làm hư hỏng vẫn chưa khắc phục xong, nguyên nhân vẫn do thiếu kinh phí. Công trình thuỷ lợi Kỳ Xay ở xã A Ngo bị cát vùi lấp, huyện đã chỉ đạo địa phương khẩn trương tổ chức nạo vét kênh mương dẫn nước tưới cho ruộng đồng. Cũng theo ông Đang, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phần lớn chưa đồng bộ nên khi có thiên tai ập xuống, phục hồi sản xuất nông nghiệp lại càng khó khăn hơn.

Song cái khó trước mắt, như ông Đang cho biết bà con nông dân rất thiếu giống để sản xuất, “nóng” nhất là giống lạc L14. Hiện tại giống lạc này bán ở thị trường với giá gần 40.000 đồng/kg. Bà con nông dân của huyện Đakrông cần 100 tấn giống lạc mới đủ gieo trồng hết diện tích. Trong lúc người dân tự chủ được 50% giống lạc, huyện, tỉnh hỗ trợ 20%, số giống lạc còn thiếu khoảng 30 tấn, tương ứng với khoản tiền gần 1,2 tỷ đồng. Thực ra, thị trường không thiếu giống lạc. Song người dân không có tiền để mua thêm giống.

Ông Cao Xuân Ga, Phó Chủ tịch HĐND xã Ba Lòng - người trước đó có 10 năm làm Chủ tịch xã này, cho biết: “Ba Lòng là vùng trọng điểm cây lạc của huyện Đakrông. Song giống lạc của địa phương chất lượng kém, cây mọc lên hay chết rụi. Mùa hè thu vùng này thường xuyên bị hạn, không gieo trồng được cây lạc. Bà con gieo trồng cây lạc từ vụ đông xuân năm nay, sau khi thu hoạch phải để giống lại cho vụ sản xuất đông xuân năm sau, quá lâu ngày nên lạc giống bị ra nhựa, chất lượng kém rất khó tích trữ được nguồn giống. Hiện tại giống lạc L14 rất phù hợp với đất Ba Lòng. Song giá mỗi kg giống lạc đang cao nên nông dân thiếu tiền mua giống. Ngoài ra, bà con nông dân rất muốn được giúp đỡ giống ngô lai LVN10 để sản xuất”.

Những ngày này bà con nông dân ở huyện Đakrông đang làm đất, ruộng xuống giống lạc, lúa. Một không khí sản xuất rất khẩn trương. Nông dân Nguyễn Văn Tề ở xã Triệu Nguyên, cho biết: Ruộng lạc gia đình ông có diện tích hơn 1 ha, cần 2 tạ lạc giống mới gieo đủ. Song ông tập hợp tất cả mọi nguồn giống mới đủ gieo một nửa diện tích. Là mùa lạc chính vụ nên không thể để ruộng trống, ông quyết định vay 4 triệu đồng mua thêm giống. Sau này khi thu hoạch ông Tề bán lại sản phẩm cho tư thương, mặc dù biết rằng sẽ bị thấp hơn vài giá...

Trước những khó khăn trên, huyện Đakrông vận động bà con nông dân chủ động các nguồn giống, chứ không nên trông chờ sự giúp đỡ từ trên.

Xem thêm
Chuỗi chăn nuôi gà '3 chung' Gò Công

TIỀN GIANG Các thành viên của HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công cùng nhau chăn nuôi gà theo 3 chung, đó là mua chung, nuôi chung và bán chung.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Đà Bắc

Hơn 200 con lợn ở xã Tú Lý (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) đã phải tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi. Bệnh vẫn đang có nguy cơ lây lan rộng.

Rộn rã mùa gặt

HÀ TĨNH Mùa gặt, trên các cách đồng từ miền ngược đến miền xuôi ở Hà Tĩnh, tiếng máy gặt rền vang hòa trong tiếng cười rộn rã của nông dân báo hiệu mùa vụ bội thu.

Tố chất khoa học luôn 'bén rễ' khắp các làng quê nông thôn

Mỗi cuộc trò chuyện, trao đổi giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với bà con nông dân là một dịp đưa khoa học công nghệ và cuộc sống xích lại gần nhau hơn…