| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo chủ động nguồn nước sản xuất vụ đông xuân

Thứ Hai 21/02/2022 , 17:15 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Ngành nông nghiệp Quảng Trị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, lên kế hoạch điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất an toàn, hiệu quả vụ đông xuân 2021 - 2022.

Nông dân Quảng Trị chăm sóc lúa. Ảnh: CĐ.

Nông dân Quảng Trị chăm sóc lúa. Ảnh: CĐ.

Vụ đông xuân 2021 – 2022, toàn tỉnh Quảng Trị  gieo cấy khoảng 25.900 ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang thời kỳ đẻ nhánh rộ. Cây lúa trà đầu 35 - 40 ngày, trà sau 25 - 30 ngày.

Vụ đông xuân năm nay, nhiều địa phương trong tỉnh sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày năng suất và chất lượng cao, những giống đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo phù hợp và có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị sản xuất cung ứng giống trên địa bàn, các địa phương tổ chức sản xuất thử 11 giống lúa, chọn ra các giống mới phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở địa phương, tiến tới sản xuất đại trà.

Trong bối cảnh thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, để chủ động nguồn nước sản xuất, đảm bảo thắng lợi vụ đông xuân 2021 – 2022, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã hướng dẫn các địa phương linh hoạt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, diện tích đất không chủ động nước sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, cây có khả năng chịu hạn.

Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư thâm canh và quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

Theo ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Quảng Trị, ngay từ đầu vụ đông xuân, đơn vị đã xây dựng kế hoạch đảm bảo tưới chủ động trên 90% diện tích đất trồng lúa 2 vụ, vùng màu và cây công nghiệp 5.500 - 6.000 ha, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 2.500 ha; ngăn mặn giữ ngọt 15.500 ha. Đồng thời tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư; chủ động tiêu úng 21.500 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Nông dân điều tiết nước để tiêu úng cho đồng ruộng. Ảnh: CĐ.

Nông dân điều tiết nước để tiêu úng cho đồng ruộng. Ảnh: CĐ.

Đơn vị cũng đã tập trung chỉ đạo duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi đảm bảo an toàn hồ chứa. Xây dựng kế hoạch tưới hợp lý đảm bảo tưới tiết kiệm nước, xây dựng các phương án chống hạn, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm đầu vụ đông xuân 2021 - 2022.

“Đây là vụ chủ lực, không những về diện tích mà còn về năng suất, là tiền đề vững chắc đảm bảo thắng lợi cho cả năm. Để đảm bảo chủ động nguồn nước tưới tiêu, đơn đã xây dựng phương án, kế hoạch cảnh báo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp tiêu úng, chủ động nguồn kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng cho vụ đông xuân 2020 – 2021”, ông Lam cho biết.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.