| Hotline: 0983.970.780

Giữa cánh rừng vàng

Đắm mình trong 'lá phổi xanh' Cát Tiên

Thứ Năm 04/05/2023 , 06:13 (GMT+7)

Đến đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, diện tích Vườn Quốc gia Cát Tiên lớn hơn cả TP.HCM hay một tỉnh Đồng bằng Bắc bộ. Vì thế, không gian rừng mang lại giá trị rất lớn...

Bị mê hoặc bởi rừng nguyên sinh rộng nhất nước

Một ngày nắng ráo, đến Vườn Quốc gia Cát Tiên, chúng tôi được cán bộ Vườn dẫn đi xem hệ thực vật đặc hữu của khu rừng nguyên sinh rộng nhất cả nước. Toàn bộ khu rừng rộng lớn được bao bọc bởi con sông Đồng Nai, giúp Vườn Quốc gia ngăn cách với đời sống xã hội bên ngoài, chống xâm hại. Đồng thời, con sông giúp Vườn tạo nên  hệ thực vật phong phú và đa dạng, hình thành một Cát Tiên nên thơ với nét tự nhiên hoang sơ hữu tình.  Một trong những địa điểm được nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm là khu vực Bàu Sấu và chúng tôi cũng không ngoại lệ.

Một góc Vườn Quốc gia Cát Tiên hoang sơ, thơ mộng, rợp bóng rừng xanh. Ảnh: Trần Trung.

Một góc Vườn Quốc gia Cát Tiên hoang sơ, thơ mộng, rợp bóng rừng xanh. Ảnh: Trần Trung.

Nằm giữa Vườn Quốc gia Cát Tiên bao la, rộng lớn, Bàu Sấu có môi trường sống tuyệt vời của loài cá sấu xiêm cùng các loài động thực vật thủy sinh, cá nước ngọt, các loài chim có đời sống quan hệ mật thiết với nước, đặc biệt là nhiều loài chim đang bị đe dọa của Việt Nam cũng như của thế giới như ngan cánh trắng, quắm cánh xanh, các loài thú móng guốc như bò tót, nai, heo rừng… cũng thường xuất hiện ở khu vực này để kiếm ăn vào mùa khô hàng năm, tạo nên một sinh cảnh hoang dã độc đáo hiếm thấy.

Bàu Sấu mệnh danh là quả tim của Vườn Quốc gia Cát Tiên là điểm đến nhiều du khách lựa chọn. Ảnh: Trần Trung.

Bàu Sấu mệnh danh là quả tim của Vườn Quốc gia Cát Tiên là điểm đến nhiều du khách lựa chọn. Ảnh: Trần Trung.

Thời điểm được xem là vàng khi đến Bàu Sấu là lúc bình mình hoặc hoàng hôn với nhiều khung cảnh kỳ vĩ, huyền bí để du khách “bắt” lại những khoảnh khắc khó quên. Đặc biệt, tùy thuộc vào mùa mưa đến sớm hay muộn, thông thường từ khoảng cuối tháng 4 đến đầu tháng 6 hằng năm là khoảng thời gian thích hợp để du khách, nhất là giới trẻ có dịp “sống ảo” cùng với những đàn bướm rừng đủ màu sắc bay lượn trong suốt hành trình tham quan, khám phá rừng già.

Với niên đại 700 năm tuổi với 'cây Gõ Bác Đồng' không chỉ minh chứng cho công tác quản lý bảo tồn của Vườn Quốc gia Cát Tiên mà còn là địa điểm lý tưởng du khách không thể bỏ qua khi đến với Vườn. Ảnh: Trần Trung.

Với niên đại 700 năm tuổi với "cây Gõ Bác Đồng" không chỉ minh chứng cho công tác quản lý bảo tồn của Vườn Quốc gia Cát Tiên mà còn là địa điểm lý tưởng du khách không thể bỏ qua khi đến với Vườn. Ảnh: Trần Trung.

Trong khi đó, về hệ thực vật, thành phần chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu, họ đậu và họ tử vi; được chia thành 5 kiểu rừng chính: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa thuần loài, và thảm thực vật đất ngập nước. Có các loài cây quý hiếm có tên trong Sách Đỏ như gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương… Đặc biệt có rất nhiều loại cây hình thù kỳ lạ có niên đại hàng trăm năm. Nổi tiếng nhất phải kể đến cây Gõ đỏ với tên “cây Gõ Bác Đồng” đã hơn 700 tuổi, cao 30m, đường kính thân ở phần dưới gần 4m .

Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có cây tung đại thụ, cây bằng lăng hơn 300 năm và hàng chục điểm du lịch độc đáo khác. Ảnh: Trần Trung.

Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có cây tung đại thụ, cây bằng lăng hơn 300 năm và hàng chục điểm du lịch độc đáo khác. Ảnh: Trần Trung.

Những năm gần đây, cùng với cây gõ Bác Đồng cổ thụ, Vườn Quốc gia còn có cây tung đại thụ, cây bằng lăng hơn 300 năm có sáu ngọn vươn cao hứng trọn ánh mặt trời và hàng chục điểm du lịch độc đáo khác được đưa vào tour du lịch để quảng bá thiên nhiên và tuyên truyền bảo vệ rừng.

Phát triển du lịch để giữ rừng

Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, được bao bọc bởi con sông Đồng Nai. Khác với các Vườn Quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Ngọc Linh... địa hình chủ yếu là rừng núi, khung cảnh thiên nhiên Cát Tiên rất đa dạng: có đồi, có bãi ven sông, có các trảng cỏ rộng lớn và cả những dòng chảy khá dốc.

Được bao bọc bởi sông Đồng Nai, khung cảnh thiên nhiên Cát Tiên rất hữu tình, hệ thống động, thực vật đa dạng bật nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Trung.

Được bao bọc bởi sông Đồng Nai, khung cảnh thiên nhiên Cát Tiên rất hữu tình, hệ thống động, thực vật đa dạng bật nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệt, Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi cư ngụ của 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Trong đó, 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Cát Tiên là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể nhìn thấy động vật hoang dã ngay trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Từ đó, Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là “mồi ngon” các đối tượng lâm tặc nhòm ngó. Đây chính là thách thức lớn đối với lực lượng quản lý và bảo vệ rừng.

Phát triển du lịch để giữ rừng là giải pháp căn cơ Vườn Quốc gia Cát Tiên đã và đang thực hiện thành công. Ảnh: Trần Trung.

Phát triển du lịch để giữ rừng là giải pháp căn cơ Vườn Quốc gia Cát Tiên đã và đang thực hiện thành công. Ảnh: Trần Trung.

Để bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ động vật hoang dã thì một trong những giải pháp Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên đặt ra hàng đầu là phát triển sinh kế cho những cộng đồng đang sống lệ thuộc vào rừng, sống cạnh rừng. Trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, với sự đa dạng cảnh quan và đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã sớm triển khai mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng, thông qua “công cụ du lịch” vừa giải quyết bài toán về kinh tế tài chính, vừa giải quyết vấn đề việc làm cho người bản địa. Hiện Vườn Quốc gia Cát Tiên đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam, nhưng thành tựu to lớn hơn là từ khi phát triển du lịch, 82.000 ha rừng tại đây được giữ nguyên vẹn xuyên suốt trong hàng chục năm qua.

Du khach thỏa mãn với các địa điểm du lịch độc đáo tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Du khach thỏa mãn với các địa điểm du lịch độc đáo tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Vườn Quốc gia Cát Tiên Trần Văn Bình chia sẻ: Trên thế giới, xu hướng du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên được định hình và đang phát triển tại các quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao và cảnh quan xinh đẹp. Tại Việt Nam, du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên bước đầu định hình, bao gồm du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch quan sát đời sống động thực vật hoang dã. Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng không ngoại lệ.

Du khách nước ngoài cũng rất hào hứng khi đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Du khách nước ngoài cũng rất hào hứng khi đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Hiện đơn vị đang khai thác 20 tuyến du lịch, trong đó có nhiều tour đặc sắc, luôn cuốn hút du khách trong và ngoài nước. Nhờ đó, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã trở thành viên ngọc xanh, có tầm ảnh hưởng quan trọng không chỉ về môi trường mà còn đến cuộc sống của cộng đồng trong khu vực. Năm 2020, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Vườn Quốc gia đạt gần 44.500 lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm gần 40 ngàn người, còn lại khách quốc tế với doanh thu dịch vụ đạt gần 10 tỷ đồng. Sau 2 năm tạm dừng hoạt động do Covid-19, hiện lượng khách đến với Vườn có thời điểm còn cao hơn trước dịch.

Sau đại dịch Covid-19, du khách bắt đầu quay trở lại Vườn Quốc gia Cát Tiên để trải nghiệm. Ảnh: Trần Trung.

Sau đại dịch Covid-19, du khách bắt đầu quay trở lại Vườn Quốc gia Cát Tiên để trải nghiệm. Ảnh: Trần Trung.

“Từng là điểm nóng về phá rừng, thông qua phát triển du lịch sinh thái đã tăng nguồn thu cho các Vườn Quốc gia để tái đầu tư cho công tác bảo tồn, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng tìm hiểu, thưởng ngoạn được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Qua hoạt động du lịch sinh thái đã giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu động vật hoang dã, góp phần cho công tác bảo tồn Vườn Quốc gia nói riêng, của Việt Nam nói chung”, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Vườn Quốc gia Cát Tiên Trần Văn Bình nhấn mạnh.

Du lịch xanh, du lich văn minh

Hiện nay, nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch rừng đối mặt với nhiều mối nguy về sự tác động của con người làm biến đổi các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Rõ rệt nhất là sự gia tăng mức độ sử dụng tài nguyên, tăng lượng rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động tham quan gây ảnh hưởng đến tập tính sinh sống của các loài động vật. Việc bẻ cành, hái hoa, giẫm đạp lên thảm thực vật… đã ảnh hưởng đến cảnh quan rừng.

Du lịch xanh, du lịch văn minh là một những điều tiên quyết khi du khách đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Du lịch xanh, du lịch văn minh là một những điều tiên quyết khi du khách đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Thế nhưng, từ lâu, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã chủ động xây dựng du lịch xanh, du lịch văn minh. Khi đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên, những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là những thông điệp xanh về bảo vệ môi trường như tiết giảm, tái sử dụng, tái chế; thách thức không sử dụng nhựa dùng một lần; bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống… được treo ở hầu hết các lối đi ở khu trung tâm. Ngoài ra, tại những điểm dừng chân trong rừng, các tấm biển màu xanh, song ngữ Việt - Anh chẳng hạn như: “Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của nước cho đến khi cái giếng cạn khô” (Thomas Fuller) cũng được bố trí những khu vực dễ nhìn, tác động trực tiếp đến thị giác du khách. Việc du lịch không túi ni lông, du lịch xanh đã trở thành “thương hiệu” của Vườn Quốc gia này gần 10 năm qua mà hầu hết các du khách khi đến đây đều đã nằm lòng.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Bùi Quốc Vị, hướng dẫn viên của Vườn Quốc gia Cát Tiên, người có 20 năm gắn bó với Vườn, cho biết, khi mới triển khai, nhân viên trong vườn cùng nhau làm túi giấy và phát miễn phí cho khách. Sau một thời gian, vườn đổi lại loại túi thân thiện có thể tái sử dụng nhiều lần, chất lượng tốt hơn. Việc không sử dụng túi nilon khi vào vườn giờ đã trở thành thói quen, thành quy định. Nếu du khách không tuân thủ sẽ bị từ chối phục vụ.

Phương tiện di chuyển chủ yếu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên là xe đạp để tránh gây tiếng động làm kinh sợ động vật hoang dã. Ảnh: Trần Trung.

Phương tiện di chuyển chủ yếu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên là xe đạp để tránh gây tiếng động làm kinh sợ động vật hoang dã. Ảnh: Trần Trung.

Song song đó, động vật hoang dã khá nhạy cảm với âm thanh, tiếng động, cũng chính từ quan điểm này mà du khách khi đặt chân tham quan Vườn Quốc gia Cát Tiên chỉ có thể chọn các giải pháp: đi bộ, đạp xe hoặc xe điện chuyên dụng. Nhờ cách tiếp cận rừng “không tiếng động” như thế mà động vật rừng hòa hợp cùng con người, minh chứng là du khách có thể dễ dàng bắt gặp các loài động vật quý hiếm trong hành trình du lịch.    

Điều đặc biệt, nếu ai có suy nghĩ đi du lịch ở Vườn Quốc gia Cát Tiên để được thưởng thức những món ăn đặc sản từ thú rừng là sai lầm lớn”. Ở trung tâm du lịch của Vườn Quốc gia, tất cả thực đơn trong các dãy nhà hàng không có món thịt rừng. Du khách mang thịt rừng từ ngoài vào cũng không được, kể cả nhân viên nhà hàng nào để du khách sử dụng thịt thú rừng coi như tự sa thải mình.

Dù quy định rất nghiêm nhưng hầu hết du khách đều chấp hành tốt, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Dù quy định rất nghiêm nhưng hầu hết du khách đều chấp hành tốt, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Vườn Quốc gia Cát Tiên Trần Văn Bình cho biết thêm: “Chúng tôi làm du lịch không phải bằng mọi giá. Mô hình du lịch ở đây không đưa lợi nhuận lên hàng đầu mà dùng du lịch như một cách để tuyên truyền quản lý, bảo vệ rừng”. Việc này xuất phát từ mục tiêu bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật rừng; tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái. Nhờ đó, Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã trở thành viên ngọc xanh, có tầm ảnh hưởng quan trọng không chỉ về môi trường, mà còn đến cuộc sống của cộng đồng trong khu vực.

Đã đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên 1 lần, hầu hết các du khách đều muốn quay trở lại đây để tiếp tục trải nghiệm. Ảnh: Trần Trung.

Đã đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên 1 lần, hầu hết các du khách đều muốn quay trở lại đây để tiếp tục trải nghiệm. Ảnh: Trần Trung.

“Với những việc làm thiết thực đã làm nên thương hiệu "du lịch xanh" tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, bằng chứng là Vườn Quốc Gia Cát Tiên được trao giải thưởng môi trường Việt Nam trong năm 2020. Đây là giải thưởng của Bộ Tài nguyên - Môi trường nhằm ghi nhận những nỗ lực bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường”, ông Bình chia sẻ.       

Tích hợp đa giá trị để bảo tồn, đa dạng sinh học

Trong khuôn khổ Hội thảo cấp cao về định hướng và giải pháp tài chính bền vững cho các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn do Vườn Quốc gia Cát Tiên đăng cai tổ chức tháng 3/2023 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong thời gian dài chúng ta chỉ nhìn rừng với tư cách bảo tồn bằng nguồn lực của nhà nước, nhưng nguồn lực này là hữu hạn. Vườn Quốc gia Cát Tiên có diện tích lớn hơn cả diện tích TP.HCM hay một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ. Từ đó, phải hiểu rằng, không gian rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên mang lại giá trị rất lớn, tầm quốc gia. Thông qua hoạt động của Vườn Quốc gia Cát Tiên, chúng ta nhìn được giá trị của rừng về kinh tế rừng, văn hóa rừng để chúng ta truyền đi một thông điệp với các tổ chức thế giới rằng: Việt Nam cam kết bảo tồn đa dạng sinh học để cùng đóng góp vào bảo tồn đa dang sinh học chung của thế giới.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thị sát khu du lịch cộng đồng Tà Lài tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thị sát khu du lịch cộng đồng Tà Lài tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cụ thể hóa các giải pháp bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học. Theo đó, vốn ngân sách nhà nước được cân đối, bố trí “để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược theo quy định của pháp luật về ngôn sách nhà nước, đầu tư công; ưu tiên vận động các nguồn ODA thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học; nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học”.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thị sát rừng và động viên lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thị sát rừng và động viên lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

“Chúng ta không chỉ nhìn đa dạng sinh học ở góc độ bảo tồn về mặt khoa học công nghệ, mà phải chú trọng yếu tố con người, cộng đồng dân cư sống cạnh rừng… Tất cả chúng ta đều có thể tạo ra những sản phẩm trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa rừng, trải nghiệm về con người… Điều đó sẽ góp phần tạo bền vững cho rừng. Có như vậy chúng ta truyền đi một hình ảnh đẹp về tính đa dạng sinh học của rừng, nó không mất đi mà càng phong phú hơn, và những cộng đồng dân tộc ngàn đời nay gắn bó với rừng, những người giữ rừng  giàu lên về đời sống, vật chất và cả tinh thần.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm, tặng quà, động viên cộng đồng bản địa tham gia nhận khoán bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm, tặng quà, động viên cộng đồng bản địa tham gia nhận khoán bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bộ NN-PTNT đang bắt đầu triển khai đề án của Chính phủ để phát huy giá trị rừng đa dụng. Sắp tới Bộ sẽ xây dựng những chuyên đề, những hoạt động điều chỉnh các thể chế để cho phép mở của rừng, cho phép tích hợp đa giá trị trong rừng hơn và muốn được như vậy, thì một trong những điều cần làm ngay là nâng cao năng lực quản trị rừng ở cấp độ quốc gia, của ngành Lâm nghiệp cũng như của các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn….”,  Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định.

Nói về vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cát Tiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã trích dẫn tác phẩm “Tắm rừng - Shinrin yoku”. Trong tiếng Nhật, shinrin có nghĩa là “rừng”, còn yoku là “tắm”. Vậy shinrin yoku có nghĩa là tắm trong môi trường rừng, hay đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan. Đây không phải là bài tập thể dục đi bộ hay chạy bộ đường dài. Chỉ đơn giản là đón nhận và kết nối với thiên nhiên bằng thị giác, thỉnh giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.

Ở trong nhà, chúng ta thường chỉ sử dụng hai giác quan, mắt và tai. Ngoài trời là nơi chúng ta có thể hít ngửi mùi hoa, thưởng thức không khí trong lành, ngắm nhìn cây lá thay màu, lắng nghe tiếng chìm hỏi và cảm nhận cái se lạnh mơn trớn trên làn da. Và khi các giác quan được mở ra, chúng ta bắt đầu kết nối với thế giới tự nhiên”, Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi tuyệt vời như thế.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tai nạn lao động tại công trình trái phép làm 3 người bị thương

Tối 12/5, trong lúc đang đổ mái nhà trên địa bàn phường Tiền Phong (thành phố Thái Bình), xe bồn chở bê tông tươi bất ngờ sập cẩu khiến ba người bị thương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm