| Hotline: 0983.970.780

Đàn bò sữa Vĩnh Tường mỗi ngày thải 250 tấn phân, 30.000 lít nước tiểu

Thứ Năm 04/04/2024 , 10:36 (GMT+7)

Huyện Vĩnh Tường có trên 15.500 con bò sữa, chiếm hơn 80% tổng đàn bò sữa của tỉnh Vĩnh Phúc, sản lượng sữa tươi 48.500 tấn, doanh thu 800 tỷ đồng/năm.

Mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải cho đàn bò sữa.

Mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải cho đàn bò sữa.

Nhờ nuôi bò sữa mà hàng ngàn hộ nông dân của huyện Vĩnh Tường đã có thu nhập bình quân từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, phần lớn các hộ nuôi bò bữa ở đây đều là quy mô nhỏ lẻ, chuồng trại chăn nuôi ngay trong khu dân cư.

Ước tính bình quân mỗi ngày đàn bò sữa thải ra khoảng 250 tấn phân tươi, 30.000 lít nước tiểu gây quá tải cho hệ thống biogas, chất thải bị xả ra cống rãnh kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, gây mùi hôi thối khó chịu cho cộng đồng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Để giải quyết vấn đề này, hướng chính là phải di dời đàn bò sữa ra khỏi khu dân cư. Năm 2023, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 06 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn giai đoạn từ năm 2023 đến 2030.

Theo đó, với các hộ dân chăn nuôi bò sữa trong khu dân cư nếu dừng hoạt động, đi thuê chuồng trại tại những khu vực được phép chăn nuôi sẽ được hỗ trợ tháo dỡ chuồng trại mức 0,5 triệu đồng/m2 (không quá 120 triệu đồng), hỗ trợ tiền thuê chuồng trại mức 300.000 đồng/con bò/tháng (không quá 36 tháng).

Tuy nhiên nhiều hộ chăn nuôi bò sữa cho biết họ đang gặp phải nhiều khó khăn khi tìm quỹ đất để di chuyển đàn bò. Bởi thế mà giải pháp trước mắt hiện nay là sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý chuồng trại, chất thải chăn nuôi theo hướng làm phân bón để chăm sóc cho cây trồng.

Việc làm này vừa góp phần bảo vệ môi trường khu vực chăn nuôi bò sữa, vừa ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi cũng như con người.

Xem thêm
Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.