| Hotline: 0983.970.780

Dân bức xúc với xưởng chế biến gỗ gây ô nhiễm

Thứ Năm 06/10/2022 , 14:12 (GMT+7)

Từ vài tháng nay, xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Cường Hải (Công ty Cường Hải) sản xuất thêm than nén khiến cuộc sống của người dân vô cùng ngột ngạt.

Empty

Khói đen xả ra từ xưởng chế biến gỗ Công ty Cường Hải. Ảnh: Người dân cung cấp.

Người dân thôn Bến Hải, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) phản ánh, xưởng chế biến gỗ của Công ty Cường Hải hoạt động từ hơn 10 năm nay. Xưởng được đặt ngay trong khu dân cư của thôn Bến Hải. Thường ngày, xưởng hoạt động, ô nhiễm tiếng ồn khiến cuộc sống người dân đảo lộn, trẻ nhỏ học bài rất khó tập trung.

Bài liên quan

Thế nhưng, điều khiến người dân thôn Bến Hải cảm thấy ngột ngạt, bức xúc nhất là việc thời gian gần đây, Công ty Cường Hải đưa vào sản xuất than viên nén. Nguyên liệu sản xuất than được đưa về tập kết, khi trời mưa xuống, nước đen chảy ra xung quanh gây mùi hôi thối. Nhiều thời điểm, xưởng hoạt động cả ngày lẫn đêm. Ban đêm thường hoạt động với cường độ lớn khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

“Chiều tối, cây cối và nhà dân xung quanh có thể chưa có nhiều bụi nhưng chỉ sau 1 đêm, bụi đã bám đầy. Nhiều hôm tôi phải đóng cửa cả ngày mà vẫn bụi. Sản xuất thêm viên nén, mùi hôi sục vào không khí, bụi bay mù trời và ống khói xả ra khói đen cả một vùng. Cuộc sống của chúng tôi rất ngột  ngạt. Không biết, việc được cấp phép xưởng chế biến gỗ và sau đó tự ý chuyển sang sản xuất than viên nén thì có đúng quy định không?” – một người dân xin được dấu tên bức xúc.

Xưởng chế biến gỗ của Công ty Cường Hải nằm lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc. Hoạt động của xưởng khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Ảnh: Võ Dũng.

Xưởng chế biến gỗ của Công ty Cường Hải nằm lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc. Hoạt động của xưởng khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Ảnh: Võ Dũng.

Theo ghi nhận của NNVN, xưởng chế biến gỗ của Công ty Cường Hải nằm lọt thỏm trong khu dân cư đông đúc. Công ty này được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào năm 2006 và đến năm 2014 thì thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ nhất. Trong số các ngành nghề kinh doanh của đơn vị này, tại mục 3.1. Ngành, nghề kinh doanh có ghi: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ. Chi tiết: Chế biến gỗ.

Một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho biết, xưởng chế biến gỗ phải có cam kết bảo vệ môi trường và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhất là khi chuyển sang hoạt động sản xuất than viên nén.

Về vấn đề này, ông Phan Thanh Tý, công chức môi trường – xây dựng của UBND xã Trung Sơn cho hay, sau khi nhận được phản ánh của người dân về vấn đề ô nhiễm tại Công ty Cường Hải, chính quyền địa phương đã đi kiểm tra và mời lãnh đạo công ty lên làm việc. Vấn đề người dân phản ánh là có cơ sở. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty Cường Hải chỉ cấp được giấy đăng ký ngành nghề kinh doanh ngoài ra không cấp được các loại giấy tờ liên quan.

“Phía Công ty Cường Hải cho biết, giấy cam kết bảo vệ môi trường đang hoàn thiện chứ chưa được cấp. Chúng tôi cũng không hiểu rõ quy định trong vấn đề này như thế nào nên đã có báo cáo lên UBND huyện Gio Linh. Huyện sẽ về kiểm tra và có chỉ đạo trong nay mai” – ông Tý cho hay.

Khi được hỏi: Đăng ký kinh doanh là chế biến gỗ nhưng sản xuất viên than nén liệu có vi phạm không, đại diện Phòng TN&MT huyện Gio Linh từ chối trả lời thẳng: “Chúng tôi sẽ về kiểm tra, lúc đó mới có cơ sở kết luận” – vị đại diện này nói.

Empty

Theo đại diện UBND xã Trung Sơn, Công ty Cường Hải chuyển sang sản xuất than viên nén nhưng chưa có cam kết bảo vệ môi trường, chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép. Ảnh: Võ Dũng.

Người dân thôn Bến Hải cho biết, họ luôn khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên, doanh nghiệp làm gì thì làm cũng dựa trên quy định của pháp luật và phải cân đối hài hòa lợi ích, tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. “Chúng tôi cho rằng, việc cấp phép xưởng chế biến gỗ trong khu dân cư là không phù hợp. Nếu đây là câu chuyện lịch sử để lại thì cơ quan chức năng cần có phương án và yêu cầu doanh nghiệp di dời xưởng chế biến sang khu quy hoạch” – một người dân nêu quan điểm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.