| Hotline: 0983.970.780

Đất mỏ phát triển lâm nghiệp bền vững

Thứ Năm 07/04/2022 , 21:42 (GMT+7)

QUẢNG NINH Quảng Ninh sở hữu diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 435.932 ha, chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có 370.144ha đất có rừng.

Rừng không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ bảo vệ đầu nguồn, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, mà còn đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực biên giới.

Những thành tựu tích cực 

Tháng 11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 19 về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025, tầm nhìn đến 2030. Đây là một trong số ít địa phương trên cả nước đã quan tâm ban hành nghị quyết chuyên đề về lâm nghiệp và triển khai thực hiện cho kết quả ban đầu tích cực.

Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và sôi động nhưng có tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,06% cao hơn mức bình quân chung cả nước là 13,05%.

Trong 2 năm (2020 – 2021), toàn tỉnh đã trồng được 24.412ha rừng tập trung, bình quân 12.206 ha/năm, tăng 1.412 ha/năm so với giai đoạn năm 2018 – 2019. Chất lượng rừng được nâng lên thông qua việc trồng tập trung bằng các loài cây bản địa (thông, lim xanh) trong rừng phòng hộ (đạt 918 ha); trồng bổ sung 261ha rừng ngập mặn bằng loài cây đước vòi và trồng rừng sản xuất bằng loài cây bản địa (quế, giổi, sa mộc, thông) đạt 1.558ha, chiếm gần 10% diện tích trồng rừng sản xuất toàn tỉnh.

Quảng Ninh đang triển khai lập dự án Công viên rừng trên địa bàn TP Hạ Long. Ảnh: Viết Cường.

Quảng Ninh đang triển khai lập dự án Công viên rừng trên địa bàn TP Hạ Long. Ảnh: Viết Cường.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh trồng được 1.192.572 cây phân tán, tăng 221.000 cây so với năm 2018 – 2019; thực hiện tốt việc chăm sóc 97.632ha rừng; khoanh nuôi tái sinh đạt 14.704ha, góp phần nâng cao chất lượng rừng.

Điển hình trong vận động người dân tham gia trồng cây gỗ lớn, cây bản địa là huyện Ba Chẽ và TP Hạ Long. Đến nay, huyện Ba Chẽ đã vận động được 544 hộ với diện tích 985 ha, TP Hạ Long đạt 84 hộ với diện tích 200 ha. Ngoài ra, tỉnh đã hoàn thành xây dựng Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng; đang triển khai lập dự án Công viên rừng trên địa bàn TP Hạ Long.

Từ khi nghị quyết đưa vào thực tiễn, toàn tỉnh đã khai thác 18.900 ha rừng trồng với sản lượng 1.146.040 m3, tăng 259.257 m3 (gần 30%) so với giai đoạn 2018-2019. Sản lượng khai thác nhựa thông đạt 4.429,2 tấn, hoa hồi đạt 1.058 tấn, vỏ quế đạt 4.074,3 tấn, hạt sở đạt 321,7 tấn. Ngoài ra, tỉnh đã hình thành vùng sản xuất dược liệu với sản lượng khai thác hàng năm đạt 1,5 tấn ba kích, trà hoa vàng đạt 25 tấn hoa tươi.

Về năng suất rừng trồng, sản lượng khai thác gỗ bình quân đạt trên 60m3/ha, tăng gần 10m3/ha so với giai đoạn 2018-2019. Như vậy, giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích có dấu hiệu tăng, năng suất rừng trồng dần được cải thiện.

Tính đến tháng 7/2021, tổng diện tích rừng, đất rừng đã được UBND cấp huyện giao, cho thuê là 140.850ha với 34.328 hộ; diện tích các hộ đang quản lý nhưng chưa giao, cho thuê là 23.254ha với 7.726 hộ.

Các sở ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp về tăng cường quản lý, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lâm nghiệp. Qua đó, thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất rừng.

Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng

Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19, nhận thức và trách nhiệm của chính quyền và người dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng về căn bản đã có chuyển biến rõ rệt. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp được nâng lên trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của tỉnh. 

Cùng với đó, nguồn lực đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là nguồn lực xã hội hóa, giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích cây bản địa, cây gỗ lớn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; xã hội hoá nghề rừng được đẩy mạnh, đặc biệt trong đầu tư và thu hút nguồn lực đầu tư.

Diện tích trồng rừng sản xuất, sản lượng khai thác gỗ, kim ngạch xuất khẩu, phương án quản lý rừng bền vững, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, quản lý rừng… đều tăng so với trước khi có Nghị quyết. Song song với đó là bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Khu rừng đặc dụng vịnh Hạ Long, Khu bảo tồn Quảng Nam Châu, Khu Bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy hiệu quả phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, đảm bảo an ninh nguồn nước, duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,06% và các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Trong 2 năm thực hiện nghị quyết, toàn tỉnh đã khai thác được 1.058 tấn hoa hồi và 4.074,3 tấn vỏ quế. Ảnh: Viết Cường.

Trong 2 năm thực hiện nghị quyết, toàn tỉnh đã khai thác được 1.058 tấn hoa hồi và 4.074,3 tấn vỏ quế. Ảnh: Viết Cường.

Mặt khác, Thanh tra tỉnh và Sở NN-PTNT cũng thực hiện 18 cuộc thanh tra về lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung vào công tác giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế; các địa phương cấp huyện đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp vào kế hoạch hàng năm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sai phạm.

Quảng Ninh đặt mục tiêu xây dựng lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát huy vai trò và tác dụng của rừng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái… từ đó tạo việc làm và thu nhập cho người dân, đảm bảo giữ vững quốc phòng và an ninh.

Giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng năng suất rừng trồng từ 10m3/ha hiện nay lên 15m3/ha; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân khoảng 400.000/năm; sản lượng nhựa thông từ 2.500 tấn lên 3.000 tấn/năm; sản lượng các lâm sản ngoài gỗ khác và dược liệu từ 3.500 tấn lên 4.000 tấn/năm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45%; có 50% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; khoảng 60.000 - 70.000 người có việc làm với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/lao động/tháng.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng đề xuất xây dựng chương trình phát triển thương hiệu lâm sản Quảng Ninh, đăng ký với Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Quảng Ninh thu hút, đầu tư một khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng tại khu vực miền Đông của tỉnh.

Tính riêng năm 2020-2021, toàn tỉnh đã huy động được 1.252 tỉ đồng đầu tư cho lâm nghiệp. Trong đó, tổng số tiền nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh là hơn 252 tỉ đồng. Kinh phí bố trí thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2021 đạt 3,2%, cao hơn chỉ tiêu bố trí nguồn vốn theo Nghị quyết 19 giao là 3%, cho thấy quyết tâm của tỉnh với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm