| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Thiếu 800.000 m3 nước/ngày

Thứ Hai 24/11/2014 , 09:01 (GMT+7)

Vừa qua, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Hạ tầng nước và những thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH)” do Cty Vitens Evides International (Hà Lan) phối hợp Viện Nghiên cứu BĐKH (ĐH Cần Thơ) tổ chức.

Ông Lê Văn Tuấn, cố vấn Bộ Xây dựng cho biết, dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 tại 7 tỉnh, TP trong vùng ĐBSCL gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu sẽ thiếu hụt hơn 800.000 m3 nước/ngày (chưa tính các huyện Phú Quốc, Kiên Hải của  tỉnh Kiên Giang).

Ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất Chương trình Nước & khí hậu, Đại sứ quán Hà Lan cho rằng: "BĐKH đang ảnh hưởng nặng đến việc SX nước sạch ở ĐBSCL, thậm chí có nơi ở Sóc Trăng đã phải ngừng hoạt động cung cấp nước, do một số giếng sâu bị nhiễm mặn cao. Các đợt hạn hán sắp tới, dự đoán nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và đặc biệt nghiêm trọng hơn do nước biển dâng và lượng mưa thay đổi. Điều này có thể làm gián đoạn việc sử dụng nước sông cung cấp nguồn nước thô phục vụ SX nước sạch".

Hiện nay Bộ Xây dựng có kế hoạch xây dựng một hệ thống cấp nước vùng, bao gồm 2 nhà máy xử lý nước công suất lớn (nhà máy nước Sông Hậu 1 và 2, công suất 400.000 m3/ngày/nhà máy), lấy nguồn nước thô từ sông Cửu Long để đảm bảo có đủ trữ lượng nước ngọt.

Nguồn nước từ 2 nhà máy sẽ cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL thông qua mạng lưới đường ống truyền dẫn lớn với 12 trạm tăng áp. Dự tính các tuyến ống truyền tải nước sẽ phủ theo QL 1A tới Cà Mau và QL 61B tới TP Vị Thanh (Hậu Giang).

Theo đề xuất của PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH, Bộ Xây dựng nghiên cứu thêm phương án tổng hợp từ 3 nguồn khác nhau: Nước mưa, nước mặt và nước ngầm. Đặc biệt, ở vùng bán đảo Cà Mau đang có xu hướng sụt lún do việc khai thác nước ngầm quá mức, có thể sử dụng phương án nước mưa thay thế.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất