| Hotline: 0983.970.780

Di tích lịch sử Quốc gia có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, kêu cứu

Thứ Hai 31/10/2016 , 10:10 (GMT+7)

Sau 25 năm được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia, đền thờ các danh nhân Đặng Dung, Đặng Tất, ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. “Việc chằng chống chỉ mang tính chất tạm thời, về lâu dài rất cần các cấp chính quyền quan tâm tu sửa ngôi đền thờ này. Dù gì đây cũng là một di tích lịch sử Quốc gia”, ông Tuyến nói.

15-39-11_hu-het-phn-go-den-tho-d-bi-moi-mot-thnh-hng-di
Hầu hết những bộ phận làm từ gỗ của đền thờ đều bị mối mọt ăn
 

Nằm ngay con đường liên huyện thuộc xã Tùng Lộc, đền thờ Đặng Dung, Đặng Tất được coi là “báu vật” trong xã. Cách đây 400 năm, dân làng lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Đền gồm hai khu trong và ngoài, được thiết kế theo lối kiến trúc hình chữ Nhất (-), bố cục theo lối chữ tam (≡), gồm Thượng điện, Trung điện và Hạ điện (Bái đường). Năm 1991, đề thờ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, trở thành niềm tự hào của dòng tộc họ Đặng nói riêng và vùng đất Hà Tĩnh nói chung.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay ngôi đền đã bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Ông Đặng Thiêm, người trông coi ngôi đền vừa chỉ tay lên những khúc gỗ ở mái nhà Thượng điện vừa nói: “Nhìn ngoài thế này chứ bên trong mối mọt đục rỗng hết rồi. Trời nắng còn đỡ chứ mưa xuống là nước nhỏ giọt ướt hết đồ lễ, che được chỗ này lại dột chỗ kia”.

Quả thực, khi bước vào chính giữa ngôi điện mới thấy hết sự đổ nát của nó. Những phiến gỗ bắc ngang mái nhà gãy rụng nhiều chỗ, cột trụ, kèo xà bị mối mọt ăn thành hàng dài. Khu vực Trung điện cũng bị mối mọt ăn mục rỗng. Bên ngoài khuôn viên, mỗi lần mưa xuống sân đền lại ngập nước khiến nền nhà vốn đã thấp càng trở nên ẩm ướt hơn.

Ông Đặng Văn Tuyến, hậu duệ đời thứ 19 của dòng họ Đặng cho biết, ngôi đền có lịch sử hơn 400 năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục bị hư hại nặng nề. Do ảnh hưởng của cơn bão số 6 vừa qua, cây cối trong khuôn viên bị gãy đổ nhiều, lo sợ ngôi đình sập, ông phải huy động con cháu đến chống cọc tại những mái đình đã bị gãy đổ.

“Việc chằng chống chỉ mang tính chất tạm thời, về lâu dài rất cần các cấp chính quyền quan tâm tu sửa ngôi đền thờ này. Dù gì đây cũng là một di tích lịch sử Quốc gia”, ông Tuyến nói.

15-39-11_ngoi-den-duoc-cong-nhn-di-tich-lich-su-cp-quoc-gi-nm-1991
Đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1991
 

Theo gia phả nhà họ Đặng, Đặng Dung, Đặng Tất là hai cha con. Đầu thế kỷ XV (1407) khi nhà Minh diệt nhà Hồ, đặt ách cai trị lên nước Đại Việt, cha con Đặng Dung, Đặng Tất đã dấy binh từ Hóa Châu (Bình - Trị - Thiên ngày nay) tôn phù Giản Định Đế (Trần Ngỗi) rồi Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoáng) lập nên thời Hậu Trần để chống nô dịch ngoại bang.

Đặng Dung là người có công giúp nhân dân trong vùng đắp đê chống lụt và tái lập làng xã. Cha ông là Đặng Tất từng giữ chức Quốc công và là trụ cột của cuộc kháng chiến do Trần Ngỗi lãnh đạo (1407 - 1409). Khi thân phụ của mình bị sát hại, tướng Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống lại quân Minh. Đặng Dung là một vị tướng tài ba quả cảm và đầy khí tiết, đã từng chỉ huy binh sĩ đánh cho quân Minh những trận “thất điên bát đảo”.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.