| Hotline: 0983.970.780

Dịch vụ cấp cứu cho... thú cưng

Thứ Hai 15/04/2024 , 08:15 (GMT+7)

Nhiều người tại TP.HCM không còn ngỡ ngàng với chiếc xe cấp cứu không giống với hầu hết những xe cấp cứu khác, đó chính là xe cấp cứu dành riêng cho thú cưng.

Mô hình cấp cứu lưu động đầu tiên của TP.HCM dù mới hoạt động hơn 1 năm những rất hiệu quả và được nhiều người biết tới. Ảnh: Lê Bình.

Mô hình cấp cứu lưu động đầu tiên của TP.HCM dù mới hoạt động hơn 1 năm những rất hiệu quả và được nhiều người biết tới. Ảnh: Lê Bình.

Dịch vụ thú y tiệm cận với y tế cho người

Chủ nhân của mô hình bệnh viện thú cưng lưu động này là bác sĩ thú y Thái Thị Mỹ Hạnh. Sau gần một năm hoạt động, bác sĩ Hạnh cho biết mô hình này nhận được hiệu ứng tích cực từ phía người dùng.

Xe lưu động chăm sóc thú cưng của bệnh viện hoạt động 24/24, luôn có tổng đài viên cùng bác sĩ trực. Trên xe trang bị đầy đủ thiết bị y tế như: máy xét nghiệm, bình oxy, máy siêu âm… thuốc điều trị cho thú cưng.

Từ hình mẫu chăm sóc sức khỏe cho con người, tổng đài viên của bệnh viện thú cưng này cũng tiếp nhận cuộc gọi của khách hàng, ghi nhận tình trạng bệnh của thú cưng. Sau đó thông tin được chuyển cho bác sĩ trực và xuất phát đến nơi cần điều trị. Trường hợp thú cưng mắc bệnh lý nhẹ, bác sĩ sẽ xử lý tại nhà, nếu nguy kịch sẽ chuyển ngay đến viện để xử lý kịp thời.

Mới đây, cô chó Rottweiler của anh An (sống tại quận 7) được chẩn đoán ung thư âm đạo. Con chó nặng 60kg, quá to và tài xế taxi cũng từ chối nên anh An không thể tự đưa vật nuôi đến bệnh viện thú y. May mắn, con chó được cấp cứu kịp thời nhờ xe lưu động của bệnh viện. “Nhờ có dịch vụ của bệnh viện nên chú chó được đưa đi xạ trị kịp thời. Nếu để ở nhà kéo dài vài ngày là nó sẽ chết”, bác sĩ Hạnh kể lại.

Còn con chó Poodle của bà Phạm Thị Tâm (75 tuổi, ở đường Cửu Long, quận Tân Bình) cũng đến lịch tái khám sau khi triệt sản được hai tuần. Không có người nhà hỗ trợ đưa chú chó nặng 4kg đi khám bệnh, bà Tâm gọi dịch vụ chăm sóc thú cưng lưu động đến tận nhà đưa đến nơi khám. Sau cuộc gọi khoảng 40 phút, xe cùng bác sĩ thú y tới tận nhà.

"Nếu gọi xe taxi hôi hám bất tiện, còn tôi lớn tuổi không thể ôm xuể con chó nặng tận 4kg, may nhờ có xe lưu động ở bệnh viện thú y tới cấp cứu kịp thời”, bà Tâm chia sẻ. Chú chó của bà Tâm sau khi được đo huyết áp, nhiệt độ tại nhà sẽ cho vào chuồng đưa lên xe đến viện chăm sóc.

Trước đây, bà Phùng Thị Lê (áo tím) rất khó khăn mỗi khi đưa chú chó của mình đi khám bệnh. Ảnh: Lê Bình.

Trước đây, bà Phùng Thị Lê (áo tím) rất khó khăn mỗi khi đưa chú chó của mình đi khám bệnh. Ảnh: Lê Bình.

Chú chó của bà Phùng Thị Lê, ở quận Tân Phú cũng vừa được xe lưu động của bệnh viên cấp cứu kịp từ cuối năm ngoái. Bà Lê kể, khi ấy, chú chó đang mang thai và ra dịch máu rất nhiều. “Tôi bắt 10 chiếc taxi nhưng tất cả đều từ chối vì sợ hôi mùi”, bà Lê nói.

Sau đó, con trai bà Lê lên mạng xã hội tìm kiếm bất ngờ biết tới dịch vụ chăm sóc thú cưng lưu động. Sau cuộc gọi khoảng vài phút sau nhân viên y tế của viện đã có mặt đưa chú chó đi cấp cứu. “Con chó mang thai 4 đứa, may mắn đưa đến viện kịp thời nên cứu sống mẹ và 2 đứa, 2 đứa còn lại đã mất. Tôi rất biết ơn các bác sĩ ở đây”, chủ nhân chú chó chia sẻ.

Tại bệnh viện cũng được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc tiên tiến gồm X-quang, siêu âm, máy đo huyết áp, điện tâm đồ, xét nghiệm, tủ thuốc… Với trang thiết bị như thế này sẽ dễ dàng giúp bác sĩ thú y chẩn đoán chính xác bệnh tình của thú cưng. Từ đó, những dấu hiệu bất thường nhỏ nhất cũng được phát hiện và giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bác sĩ Hạnh cho biết, để điều trị tại nhà cho thú cưng yêu cầu đội ngũ bác sĩ phải có tay nghề cứng và nắm vững đa khoa. “Đặc biệt, dịch vụ bệnh viện chăm sóc thú cưng lưu động này hoàn toàn miễn phí dịch vụ di chuyển, chỉ tính chi phí điều trị cho thú cưng”, bác sĩ Hạnh nhấn mạnh.

Hiện, trung bình mỗi ngày bệnh viện của bác sĩ Hạnh tiếp nhận hơn chục ca điều trị lưu động tại nhà. Sắp tới mô hình này sẽ được bác sĩ Hạnh mở rộng thêm nhiều xe chạy lưu động và di chuyển sang các tỉnh lân cận chứ không riêng TP.HCM.

Ngày càng nhiều người sẵn sàng chi số tiền lớn để đầu tư vào làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cho thú cưng. Ảnh: Lê Bình.

Ngày càng nhiều người sẵn sàng chi số tiền lớn để đầu tư vào làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cho thú cưng. Ảnh: Lê Bình.

Hứa hẹn bùng nổ

Dịch vụ bệnh viện chăm sóc thú cưng lưu động là mô hình khá phổ biến ở nước ngoài như Mỹ, châu Âu. Đây là một trong số những quốc gia có tỷ lệ nuôi thú cưng nhiều nhất trên thế giới. Để giữ cho thú cưng được khỏe mạnh và hạnh phúc, người dân ở các nước sẵn sàng chi mạnh tay cho các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc thú cưng đắt đỏ.

Theo một cuộc khảo sát của MetLife, trung bình các hộ gia đình đã chi khoảng 4.800 USD cho thú cưng vào năm 2023. Con số này bao gồm khoảng mức trung bình 1.278 USD cho thực phẩm và đồ ăn vặt, 176 USD cho đồ chơi và hàng trăm USD cho các hoạt động giải trí tiêu khiển.

Theo một nghiên cứu về những người nuôi chó và mèo của Hiệp hội Sản phẩm Vật nuôi Mỹ (APPA), chi tiêu trung bình cho việc đến bác sĩ thú ý, bao gồm khám ngoại, tắm cắt, phẫu thuật, cấp cứu, nội trú và các chi phí liên quan đều đã tăng từ mức 1.788 USD vào năm 2018 lên 2.117 USD vào năm 2022.

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho thú cưng cũng được đánh giá khá tiềm năng, sẽ bùng nổ trong những năm tới. Nhiều “ông lớn” của ngành chăn nuôi, thức ăn của các loài gia súc, gia cầm khác cũng tham gia vào “cuộc chơi” dành cho thú cưng.

Hiện nay, thống kê chưa đầy đủ tại TP. HCM, có khoảng trên 600 cơ sở cung cấp các dịch vụ thú cưng trên địa bàn. Các cơ sở bao gồm: bệnh viện thú y, shop pet’s, spa cho thú cưng… Tất cả các cơ sở này đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y thẩm định và được cấp phép.

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM đánh giá, việc phát triển hệ thống thú y tại TP. HCM không chỉ giúp cho thú cưng được chăm sóc tốt mà còn giúp việc kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi được hiệu quả hơn.

“Dịch vụ thú cưng nhất là chó cảnh ngày càng phát triển đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng cho ngành thú y”, ông Thiết đánh giá.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe thú cưng được đánh giá có tiềm năng lớn và sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Ảnh: Lê Bình.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe thú cưng được đánh giá có tiềm năng lớn và sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Ảnh: Lê Bình.

Theo ông Cao Minh Kim Qui, Tổng Thư ký Hiệp hội Những người yêu chó giống Việt Nam (VKA), ngành công nghiệp thú cưng hiện đang phát triển rất nhanh chóng và có tiềm năng phát triển lớn tại Việt Nam khi mà cộng đồng người nuôi thú cưng đang ngày càng tăng và đa dạng hơn.

“Người nuôi coi chúng như thành viên trong gia đình, được đặt tên và sinh hoạt chung với gia chủ. Do đó, không chỉ nhu cầu chăm sóc, làm đẹp và điều trị bệnh mà còn cung cấp các dịch vụ về giáo dục, huấn luyện, và giải trí cho thú cưng cũng rất lớn”, ông Kim Qui nhận định.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm