| Hotline: 0983.970.780

Điểm tựa của nông dân Sơn La trong vụ ngô nhiều trắc trở

Thứ Năm 16/11/2023 , 09:14 (GMT+7)

Giống ngô NK6253 với những ưu điểm nổi trội đã cùng người dân Sơn La vượt qua vụ sản xuất với nhiều bất lợi về thời tiết.

Doanh nghiệp không dại gì bán giống kém chất lượng

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) Sơn La, năm 2023, toàn tỉnh gieo trồng hơn 71.000ha ngô. Trong đó, giống ngô NK6253 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (Syngenta Việt Nam) chiếm khoảng 40% diện tích. Bước vào giai đoạn thu hoạch, người dân một số huyện ở Sơn La phản ánh hiện tượng ngô bắp bé, bắp kết hạt kém xuất hiện trên nhiều giống với tỷ lệ cao hơn so với các năm trước đây.

Năm 2023, toàn tỉnh Sơn La gieo trồng hơn 71.000ha ngô. Ảnh: Trung Quân.

Năm 2023, toàn tỉnh Sơn La gieo trồng hơn 71.000ha ngô. Ảnh: Trung Quân.

Bài liên quan

Nhận được thông tin trên, với trách nhiệm là đơn vị cung ứng giống ngô hàng đầu tại Sơn La, Syngenta Việt Nam đã chủ động đề xuất phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La, phòng NN-PTNT, trung tâm dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã trên địa bàn huyện Sông Mã, Mai Sơn… tiến hành kiểm tra thực tế và xác định nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên trong các ngày từ 24 - 26/10. Sau đó, đầu tháng 11, Công ty tiếp tục mời các nhà khoa học, chuyên gia cùng tham gia đánh giá nguyên nhân, rút kinh nghiệm và khuyến cáo kỹ thuật để người dân áp dụng vào các vụ tiếp theo.

Ông Phạm Văn Thọ, Phó Trưởng phòng Trồng trọt (Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La) cho biết, hoạt động sản xuất ngô của người dân trên địa bàn tỉnh phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên (thời tiết, lượng mưa...) nên hàng năm hiện tượng bắp ngô bé, bắp kết hạt kém thường xuyên xảy ra với tỷ lệ dưới 5% diện tích. Tuy nhiên năm nay thời tiết thất thường, mưa muộn và kéo dài khiến nhiều hộ bị thiệt hại phải gieo trồng lại lần 2, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc. Từ đó dẫn tới tỷ lệ bắp ngô bé, bắp kết hạt kém có những nơi cá biệt cao hơn so với mọi năm.

Chị Đinh Thị Sinh (phải) ở bản Nhẻm, xã Phiêng Côn, Bắc Yên phấn khởi vì diện tích trồng giống ngô NK6253 của gia đình chỉ xuất hiện lác đác cây bắp bé, bắp kết hạt kém. Ảnh: Trung Quân.

Chị Đinh Thị Sinh (phải) ở bản Nhẻm, xã Phiêng Côn, Bắc Yên phấn khởi vì diện tích trồng giống ngô NK6253 của gia đình chỉ xuất hiện lác đác cây bắp bé, bắp kết hạt kém. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Thọ, qua kiểm tra thực tế tại các địa phương cho thấy, trên cùng một khu vực, cùng chủ hộ, cùng sử dụng một giống ngô nhưng có diện tích ngô bị hiện tượng bắp bé, bắp kết hạt kém và diện tích có tỷ lệ đóng bắp, kết hạt cao, năng suất ổn định. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác từng hộ đã sử dụng giống ngô từ những nguồn nào; xác định thời điểm xuống giống, trổ cờ, tung phấn, phun râu để đối chiếu với các diễn biến thời tiết nhằm xác định nguyên nhân hiện tượng bất thường trên ngô gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, việc Syngenta Việt Nam kịp thời, chủ động phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn địa phương giúp người dân tìm ra nguyên nhân, ổn định tâm lý, tư vấn kỹ thuật chăm sóc là hết sức thiết thực.

TS Phan Xuân Hào, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô cho rằng, muốn đánh giá nguyên nhân ngô bắp bé, bắp kết hạt kém cần xem xét kỹ lưỡng nhiều góc độ. Một giống ngô để được người dân công nhận, tin dùng trong nhiều năm chắc chắn phải là một giống ngô có sức hấp dẫn về mặt chất lượng, phù hợp với đồng đất, cho năng suất cao.

Với giống ngô lai NK 6253, đây là giống đã được người dân Sơn La đưa vào sản xuất từ năm 2017 với lượng giống khoảng 3 tấn, đến nay đã tăng lên hơn 1.000 tấn/năm. "Không một doanh nghiệp nào lại dại dột cung ứng giống kém chất lượng để tự đánh mất khách hàng và thị trường mà mình đã dày công xây dựng, thậm chí hoạt động này còn vi phạm pháp luật", TS Hào nhìn nhận.

Lựa chọn tối ưu trên đất dốc

Mặc dù vụ ngô năm nay gặp phải những bất lợi về mặt thời tiết, tuy nhiên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn thu được những kết quả khả quan nhờ áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc.  

Theo anh Tòng Mạnh Hùng, bản Chiềng Đen, xã Chiềng Chăn (huyện Mai Sơn) bên ruộng ngô NK6253 sắp thu hoạch. Ảnh: Trung Quân.

Theo anh Tòng Mạnh Hùng, bản Chiềng Đen, xã Chiềng Chăn (huyện Mai Sơn) bên ruộng ngô NK6253 sắp thu hoạch. Ảnh: Trung Quân.

Chị Đinh Thị Sinh ở bản Nhẻm, xã Phiêng Côn (Bắc Yên, Sơn La) cho biết, gia đình chị trồng 80kg giống ngô NK6253 của Công ty Syngenta Việt Nam. Đây là năm thứ 5 chị tin dùng giống ngô này vì phù hợp với chân đất lẫn nhiều đá của gia đình, thân cây khỏe, chống đổ tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, hạt không chết âm (hạt bị thối chân bên trong); lõi bắp cứng, nhỏ, nhẹ, hạt dạng đá sâu cay, khi đưa vào tách hạt không bị gãy, vỡ hạt nên thương lái rất thích thu mua.

Đặc biệt, năm nay khi ngô bước vào giai đoạn trổ cờ, tung phấn, phun râu gặp phải thời tiết mưa kéo dài, gia đình chị Sinh như "ngồi trên đống lửa” vì lo lắng sẽ mất trắng vụ ngô. Tuy nhiên, đến hiện tại, chị đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì toàn bộ diện tích gieo giống NK6253 sinh trưởng và phát triển tốt, chỉ lác đác cây có bắp kết hạt kém.

“Các hộ trồng giống ngô khác không rõ thiệt hại thế nào chứ gia đình mình và nhiều hộ trong vùng trồng giống NK6253 không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng, năng suất dự kiến đạt 7 - 8 tạ bắp/diện tích gieo 1kg giống”, chị Sinh vui vẻ. 

Tương tự, anh Tòng Mạnh Hùng ở bản Chiềng Đen, xã Chiềng Chăn (huyện Mai Sơn) cũng không giấu được niềm vui khi gia đình trồng 11kg hạt giống ngô NK6253, hiện ngô chuẩn bị cho thu hoạch với sản lượng 7 - 8 tấn bắp. Theo anh Hùng, ngoài giống, thời tiết thì việc áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây ngô cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất. Ngô được trồng trên địa hình đồi núi với độ dốc lớn, nếu không đầu tư phân bón, chỉ gieo giống và để cây phát triển tự nhiên hoặc bón vào thời điểm mưa liên tục, dinh dưỡng bị rửa trôi mà không bổ sung lại thì chắc chắn cây sẽ còi cọc, bắp bé.

Anh Bùi Ngọc Du (bìa phải) - chủ cơ sở đầu tư và thu mua ngô trên địa bàn xã Phiêng Côn (huyện Bắc Yên) cho biết không thấy các hộ trồng giống ngô NK6253 phản hồi về việc ngô bắp bé, bắp kết hạt kém. Ảnh: Trung Quân.

Anh Bùi Ngọc Du (bìa phải) - chủ cơ sở đầu tư và thu mua ngô trên địa bàn xã Phiêng Côn (huyện Bắc Yên) cho biết không thấy các hộ trồng giống ngô NK6253 phản hồi về việc ngô bắp bé, bắp kết hạt kém. Ảnh: Trung Quân.

Anh Bùi Ngọc Du, chủ cơ sở đầu tư và thu mua ngô trên địa bàn xã Phiêng Côn (huyện Bắc Yên) đánh giá, trong các giống ngô anh đầu tư cho người dân (cung cấp giống, phân bón, thu mua lại toàn bộ bắp) thì giống NK6253 được ưa chuộng hơn cả. Theo phản hồi của người trồng, giống ngô này tỷ lệ nảy mầm cao, bắp kín đầu bi nên không bị sâu, mối mọt, tỷ lệ tách hạt cao, phù hợp với tập quán “canh tác treo đèn” (để ngô trên nương khô kiệt mới thu hoạch) của bà con và hoạt động thu mua tích kho của thương lái.

“Năm nay mình đầu tư 4 tấn ngô giống NK6253. Thời điểm đầu vụ gặp nắng hạn nên thời gian xuống giống của người dân ở Phiêng Côn muộn hơn so với khu vực khác khoảng 10 - 15 ngày và muộn hơn 10 ngày so với vụ trước. Giai đoạn ngô trổ cờ, phun râu gặp thời tiết mưa nên nhìn chung năng suất ngô ở những khu vực mình đầu tư giảm 10 - 15% so với thông thường. Đến hiện tại, mình đã thu mua được hơn 1.500 tấn bắp ngô nhưng chưa có hộ nào phản ánh về tình trạng ngô bắp bé, bắp kết hạt kém. Đây có thể xem là thành công trong một vụ ngô đầy trắc trở này”, anh Du cho hay.

Ông Lò Văn San, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sung (huyện Mai Sơn) chia sẻ, tổng diện đất nông nghiệp của xã Chiềng Sung hơn 3.000ha, trong đó sản xuất ngô thương phẩm hơn 1.500ha. Những năm qua, nhiều giống ngô được các đơn vị giới thiệu tới người dân trong xã, tuy nhiên hầu hết các hộ đều tin dùng giống NK6253 vì tính ổn định trong sản xuất.

Năm 2023, giống ngô NK6253 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chiếm khoảng 40% diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Trung Quân.

Năm 2023, giống ngô NK6253 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chiếm khoảng 40% diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Trung Quân.

Ông San phân tích, trồng ngô trên đất dốc khiến công tác chăm sóc, thu hoạch thường không đủ đầy và đúng thời gian như ở đất bằng. Lực lượng lao động ít, di chuyển khó khăn là lý do người dân thường để bắp rất lâu trên nương (thông thường 120 - 125 ngày đã thu hoạch nhưng nhiều nơi người dân để "treo đèn" đến 150 - 170 ngày).

Với đặc thù như vậy, nếu cây ngô không có thân cứng cáp sẽ gãy đổ, bắp không được bao kín rất dễ bị mối mọt, ngấm nước mưa, thối, nhất là trong những vụ có thời tiết bất thuận như năm nay. Tuy nhiên, giống ngô NK6253 có những đặc tính đáp ứng được những yêu cầu trên. Đây cũng là lý do người dân tin dùng giống ngô này trong nhiều năm qua.

“Việc chọn được bộ giống chất lượng, phù hợp với đồng đất địa phương là điều mà cả người dân và chính quyền mong mỏi. Một tín hiệu vui là từ khi NK6253 được đưa vào sản xuất tại địa phương, với những ưu điểm nổi trội, giống ngô này đã giúp người dân trong xã có thêm điểm tựa vững chắc trong hành trình xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Trong những mùa vụ tiếp theo, NK6253 vẫn là lựa chọn ưu tiên trong cơ giống ngô của địa phương vì người dân đã canh tác nhiều năm, hiệu quả đã được kiểm chứng”, ông Lò Văn San, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sung chia sẻ.

Xem thêm
Người nuôi lợn trang trại, gia trại được gỡ nút thắt

QUẢNG BÌNH Tâm lý ngại dịch bệnh, thua lỗ, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn được tháo gỡ khi mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ có đệm lót phát huy hiệu quả.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất