| Hotline: 0983.970.780

Điện lưới về, nông thôn vùng sâu Bình Phước bừng sáng

Thứ Sáu 04/02/2022 , 11:26 (GMT+7)

Tính đến nay, hệ thống lưới điện đã 'phủ sóng' đến toàn bộ vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Phước.

Chỉ trong trong vòng 5-6 năm trở lại đây, nhờ được Nhà nước quan tâm, cùng sự nỗ lực của ngành điện, người dân vùng sâu, đồng bao thiểu số, xã biên giới ở các huyện Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước, cảnh đèn dầu tù mù năm xưa đã lùi vào quá khứ.

Ngoài việc có ánh sáng điện lưới như đô thị, Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm nay, người dân vẫn vui. Họ vui vì nhận được tình cảm, những chia sẻ, quan tâm của chính quyền từ tỉnh đến xã, và cả các đơn vị bộ đội, kiểm lâm trên địa bàn.

Nhờ có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, toàn bộ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số ở Bình Phước đã được phủ lưới điện. 

Nhờ có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, toàn bộ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số ở Bình Phước đã được phủ lưới điện. 

“Năm nay kinh tế khó khăn hơn mọi năm vì dịch, nhưng chúng tôi lại nhận được sự quan tâm, tình cảm của cán bộ. Chăm lo từ việc tiêm phòng đến hướng dẫn tự bảo vệ mình không bị nhiễm Covid-19. Năm qua ở đây không có ai bị dương tính. Tiền bạc không có thì từ từ làm sẽ có, quan trọng là có sức khoẻ. Nên khó khăn thì khó khăn, mọi người vẫn vui”, ông Điểu Tứ, người dân xã Đường 10, huyện Bù Đăng, nói.

Xã Đường 10 là xã vùng sâu của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu sống sinh sống. Do địa bàn rộng, dân cư sống dàn trải nên việc đầu tư đưa điện lưới về xã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, mới đây các cấp chính quyền và ngành điện đã nỗ lực mang lại niềm vui cho nhiều hộ dân trong xã.

Người dân vùng sâu ở Bình Phước vui mừng khi không chỉ có ánh sáng điện về, mà đường giao thông cũng được đầu tư, nâng cấp. 

Người dân vùng sâu ở Bình Phước vui mừng khi không chỉ có ánh sáng điện về, mà đường giao thông cũng được đầu tư, nâng cấp. 

Trước khi chưa có điện lưới, mọi sinh hoạt, hoạt động sản xuất của gia đình bà Nguyễn Thị Vóc (thôn 2, xã Đường 10) chỉ có 1 cây đèn dầu, rất vất vả. Sau đó có thêm đèn bình ắc quy, nhưng không phải lúc nào cũng sáng, vì phải mang bình ra tận trung tâm xã mới có điểm sạc, chẳng dễ dàng gì. Không có điện nên việc học hành của những đứa trẻ bị ảnh hưởng. Các loại cây trồng trong vườn năng suất kém vì thiếu nước thường xuyên vào mùa khô.

“Ở đây là vùng sâu nên việc có điện lưới là niềm mong mỏi không chỉ gia đình tôi mà của nhiều hộ dân. Từ khi có điện, chúng tôi đã sắm đầy đủ các đồ dùng bằng điện, con cái học hành cũng thuận tiện hơn trước. Tôi đang kiếm tiền mua cái máy bơm nhỏ, ống, dẫn nước từ cái hồ phía dưới lên vườn. Nhà có mấy chục trụ tiêu, ngót trăm cây điều, năm nay không lo thiếu nước nữa”, bà Vóc nói.

Còn bà Thị Rem người đồng bào dân tộc thiểu số S’Tiêng ở thôn 2 cũng không giấu được niềm vui vì gia đình đã có điện lưới về tới nhà. “Bây giờ có điện là có nước rồi, gia đình tôi không khổ như trước phải dùng nước giếng quay bằng tay. Bây giờ, buổi tối về có điện sáng cả nhà rồi. Trước kia không có điện, không có nước chúng tôi khổ lắm. Bây giờ điện lưới về, mình làm cái gì cũng được hết”.

Một góc xã Đường 10, huyện Bù Đăng, Bình Phước hôm nay. 

Một góc xã Đường 10, huyện Bù Đăng, Bình Phước hôm nay. 

Ánh sáng điện lưới về mang lại niềm vui không chỉ cho đình bà Nguyễn Thị Vóc, bà Thị Rem mà còn cho hơn 150 hộ dân nơi đây. Người dân phấn khởi vì có điện để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt sau hàng chục năm chờ đợi. Từ năm 2020, chính quyền địa phương và ngành điện đã đầu tư hệ thống lưới điện hạ thế đến nhiều hộ dân ở xã Đường 10, nâng tỷ lệ sử dụng điện lưới đạt 97%.

Phó Chủ tịch UBND xã Đường 10 Đào Văn Long cho biết: Việc đầu tư hạ tầng lưới điện để cung cấp điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống sinh hoạt của người dân là rất cần thiết, không chỉ từng bước hoàn thành tiêu chí điện nông thôn mới, còn thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. “Hiện nay, ngoài những hộ đã kéo điện về, trên địa bàn vẫn còn có một số ít hộ chưa có điều kiện sinh sống ở gần đường và đường dây hạ thế. Để giải quyết khó khăn trước mắt, nhiều hộ gia đình cũng đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để sử dụng điện trong sinh hoạt. Đến nay, cơ bản đời sống nhân dân đã tiếp cận được nguồn điện lưới hoặc điện năng lượng mặt trời”, ông Long nói.

Trước nhu cầu dùng điện của người dân vùng sâu xa trung tâm, hiện Điện lực huyện Bù Đăng đã đặt 1 Trạm biến áp 110kV, 572 km đường dây trung thế, 524km đường dây hạ thế và 1.179 trạm biến áp với tổng dung lượng 151.883kVA. Đến nay, tỷ lệ hộ sử được sử dụng điện lưới trên toàn huyện đạt 99,86%. Để đảm bảo nguồn cung cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân, ngành điện đã không ngừng đầu tư xây dựng hạ tầng, hệ thống đường dây điện, trạm biến áp.

“Ngành điện lực đã tranh thủ các nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp đường điện hiện hữu và dành một phần để đầu tư lưới điện nông thôn, vùng sâu, vùng xa có suất đầu tư thấp. Ngoài ra, điện lực cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát các vùng sâu, vùng xa chưa có điện để đề xuất UBND huyện và tỉnh để đầu tư điện lưới nông thôn”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Điện lực Bù Đăng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.