| Hotline: 0983.970.780

Đói giáp hạt ở Mỹ tăng đột biến

Thứ Ba 15/12/2020 , 14:25 (GMT+7)

Cứ tám người Mỹ thì có một người đã trải qua những ngày thiếu lương thực trong tháng 11 vừa qua, hoặc gần 12% người trưởng thành ở Mỹ từng bị đứt bữa.

Coronavirus làm đảo lộn mọi thứ

Chưa bao giờ các ngân hàng lương thực trên khắp nước Mỹ phải lâm vào trạng thái căng thẳng như những tuần vừa qua để đáp ứng nhu cầu phân phát thực phẩm cho người dân thiếu đói trong thời kỳ đại dịch, ngay cả ở một số vùng giàu có.

Ô tô của người dân Mỹ xếp hàng xin trợ cấp tại Ngân hàng Thực phẩm San Francisco-Marin. Ảnh: BBC

Ô tô của người dân Mỹ xếp hàng xin trợ cấp tại Ngân hàng Thực phẩm San Francisco-Marin. Ảnh: BBC

Karla Candelario, 30 tuổi, ở Loudoun, bang Virginia chưa từng nghĩ vợ chồng cô sẽ phải đi xếp hàng chờ tới lượt xin đồ ăn về cho cả gia đình. Bà mẹ trẻ này cho biết, trước đại dịch vợ chồng sống cô sống ổn bằng tiền lương từ viện dưỡng lão của mình còn ông xã làm việc trong ngành xây dựng.

Nhưng kể từ tháng 6 năm ngoái, cô bị mất việc. "Đó là khi mọi thứ thay đổi. Thu nhập đột ngột bị mất cộng với hóa đơn chữa răng trị giá 3.000 USD đến hạn đã khiến gia đình bốn đứa con bị căng thẳng tài chính nghiêm trọng”.

Theo BBC, tuy nhiên trường hợp giống như gia đình của Candelarios hiện nay không phải là ít. Dữ liệu của Cục Dân số liên bang cho thấy, ngày càng có nhiều người Mỹ đang bị thiếu đói hơn bất kỳ thời điểm nào trong đại dịch Covid-19. Cụ thể theo một cuộc khảo sát điều tra dân số gần đây, cứ tám người Mỹ thì có một người cho biết họ đã “phải vật lộn” với các cơn đói vào tháng 11.

Ước tính xấp xỉ 26 triệu người trưởng thành, chiếm 12% tổng số người trưởng thành ở Mỹ tiết lộ rằng gia đình của họ bị thiếu lương thực trong những tuần vừa qua. Và theo đánh gia chung, tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng gấp đôi ở Mỹ kể từ năm ngoái, đạt mức cao nhất kể từ năm 1998, khi dữ liệu về lương thực của các hộ gia đình Mỹ chính thức được thu thập.

Theo các chuyên gia, mặc dù nạn đói không phải là mới ở Mỹ, nhưng đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động lớn dẫn đến mất an toàn thực phẩm và trở thành một vấn đề lớn mang tầm quốc gia.

Ghi nhận ở bang Virginia, kể từ đầu tháng 11, tại khu vực cách không xa Câu lạc bộ gôn quốc gia của Tổng thống Trump – nơi được coi là giàu có nhất cả nước, tổ chức cứu trợ Loudoun Hunger Relief đã cấp phát cho trên dưới 1.100 hộ gia đình các suất ăn hàng tuần, tăng 225% so với mức trung bình trước đại dịch.

Còn tại bang giàu có San Francisco, giám đốc điều hành Ngân hàng Thực phẩm San Francisco-Marin, Paul Ash cho biết, cơ sở đã phục vụ khoảng 60.000 hộ gia đình, tăng gấp đôi so với mức trung bình trước đại dịch. “Trước đây hầu như chỉ có người già và người thất nghiệp tới đây, nhưng gần đây đã chứng kiến một số lượng lớn là công nhân viên trong các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch tìm tới”, ông Ash cho hay.

Diane Whitmore Schanzenbach, nhà kinh tế học kiêm giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách của Đại học Northwestern, cho biết điều kiện kinh tế là nguyên nhân chính gây ra nạn đói.

“Tỷ lệ mất an ninh lương thực đã tăng đột biến vào cuối tháng 3, khi đại dịch Covid-19 buộc phải áp lệnh phong tỏa khiến nền kinh tế Mỹ lao đao, bất chấp tình hình được cải thiện chút đỉnh khi các doanh nghiệp dần hoạt động trở lại cùng với gói cứu trợ liên bang 2,2 nghìn tỷ USD được Quốc hội thông qua cuối tháng 3. Tuy nhiên những chính sách hỗ trợ, bao gồm cả trợ cấp thất nghiệp vốn đang bị bế tắc và sắp kết thúc đang đẩy hàng triệu người dân Mỹ vào khó khăn, trong đó các gia đình có trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì nhiều lý do”, giáo sư Schanzenbach nói.

Cần thêm các gói cứu trợ mới

Theo tổ chức Loudoun Hunger Relief, khi các trường học bị đóng cửa, nhiều phụ huynh buộc phải thuê người trông trẻ hoặc nghỉ làm để ở nhà dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. Tụi nhỏ ở nhà cũng có nghĩa là hóa đơn tiền điện -nước cao hơn cùng với chi phí các bữa ăn phụ phải chuẩn bị.

Giáo sư Schanzenbach cho rằng: Hàng triệu trẻ em được hưởng các suất ăn miễn phí hoặc giảm giá ở trường, nay bống nhiên bị mất quyền tiếp cận với điều đó thực sự gây “đau ví” cho các bậc phụ huynh vốn cũng đang chầy chật.

Lực lượng tình nguyện viên đóng gói thực phẩm tại cửa hàng phân phối ở San Francisco. Ảnh: BBC

Lực lượng tình nguyện viên đóng gói thực phẩm tại cửa hàng phân phối ở San Francisco. Ảnh: BBC

Chị Candelario phấn chấn kể: “Họ phát cho chúng tôi khá nhiều thứ. Cả thịt gà, thịt bò, rau, đậu, trứng, pho mát, bánh mì, cà phê và kem ... Tôi luôn mong được cấp thịt gà để có thể làm món mà các con tôi yêu thích".

Giám đốc điều hành Loudoun Hunger Relief, Jennifer Montgomery cho hay: Hệ thống cuộc hẹn trực tuyến xin được nhận trợ cấp thực phẩm năm nay nhiều thời điểm đã bị "quá tải”. Do vậy hiện tổ chức này đã phải ra thêm điều kiện đối tượng phải là cư dân địa phương mới có thể tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng xem ra tình hình cũng khó có thể kéo dài lâu hơn.

Trong khi đó ông Paul Ash bày tỏ lo lắng, trước những quyền lợi sắp hết hạn và dịp nghỉ lễ Giáng sinh đang cận kề thì rất có thể sẽ có thêm nhiều người cần được giúp đỡ hơn. Giáo sư Schanzenbach cho rằng, điều này khiến Quốc hội phải nhanh chóng thông qua một gói viện trợ khác bởi các ngân hàng thực phẩm sẽ không thể tiếp tục hoạt động với tốc độ như hiện nay.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất