| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới góp phần giảm áp lực cho lực lượng kiểm lâm

Thứ Sáu 08/12/2023 , 14:48 (GMT+7)

Trong bối cảnh việc nhiều, người ít, hiệu quả 'cuộc cách mạng' cải cách hành chính đã góp phần giảm áp lực cho lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh.

100% hồ sơ giải quyết sớm và đúng hạn

Quản lý tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp lên đến hơn 359 nghìn ha, trải đều trên địa bàn 12 huyện, thị xã trong bối cảnh biên chế kiểm lâm thiếu hụt đến 76 người so với chỉ tiêu được giao nên việc bố trí cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí gặp nhiều khó khăn. Không ít người phải kiêm nhiệm nhiều đầu việc dẫn đến quá tải về thời gian, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, có khi không thể đạt so với yêu cầu đặt ra.

Các hồ sơ thủ tục liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đều được giải quyết đúng hạn và trả kết quả trên cổng dịch vụ công của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Các hồ sơ thủ tục liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đều được giải quyết đúng hạn và trả kết quả trên cổng dịch vụ công của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Trước những thách thức đó, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh lựa chọn ưu tiên con người thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tại gốc; tuần tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Đồng thời, tăng cường đưa công nghệ số vào cải cách hành chính nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực, giảm sức ép cho bộ phận hành chính tại Văn phòng Chi cục và các đơn vị trực thuộc.

Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, các thủ tục hành chính mới ban hành, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đều được cập nhật, công bố, niêm yết công khai trên cổng dịch vụ công tỉnh Hà Tĩnh và cổng cơ sở dữ liệu dịch vụ công quốc gia theo đúng quy định. Chi cục cũng thực hiện số hóa 100% bộ hồ sơ để trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh.

“Tổng số hồ sơ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp chúng tôi đã tiếp nhận, xử lý là 112 bộ (trong đó năm 2023 tiếp nhận 104 bộ, năm 2022 chuyển sang 8 bộ). Hiện 100% hồ sơ tiếp nhận đã giải quyết sớm và đúng hạn”, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh thông tin.

Trước đây công tác tuần tra, bảo vệ rừng, nhất là phòng cháy chữa cháy rừng của lực lượng kiểm lâm gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng lớn, nhân lực mỏng. Ảnh: Thanh Nga.

Trước đây công tác tuần tra, bảo vệ rừng, nhất là phòng cháy chữa cháy rừng của lực lượng kiểm lâm gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng lớn, nhân lực mỏng. Ảnh: Thanh Nga.

Theo vị này, “cuộc cách mạng” cải cách hành chính lĩnh vực lâm nghiệp đã tạo sự chủ động trong công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch đầu việc được giao cho lực lượng kiểm lâm.

Hỗ trợ công tác xây dựng lực lượng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tại các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, tinh gọn, đảm bảo đúng quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, ổn định, phát triển; vận hành thông suốt, phủ kín nhiệm vụ, không chồng chéo, trùng lắp.

Các nhiệm vụ công tác về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; bảo tồn thiên nhiên; thanh tra pháp chế; tổ chức, hành chính được phân định khá rõ ràng, phủ kín, đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện.

Việc áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng đã giảm áp lực cho kiểm lâm địa bàn. Ảnh: Thanh Nga. 

Việc áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng đã giảm áp lực cho kiểm lâm địa bàn. Ảnh: Thanh Nga. 

Đặc biệt, ở thời điểm việc nhiều, người ít như hiện nay, hiệu quả của hoạt động cải cách tổ chức bộ máy, chế độ công vụ chính là sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, lao động các phòng, đơn vị, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu, năng lực chuyên môn.

Theo đó, trong năm 2023 đã có 58 cán bộ, công chức được huấn luyện quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho hàng chục cán bộ, công chức. Bồi dưỡng nghiệp vụ quốc phòng an ninh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho nhiều lượt kiểm lâm viên…

Tiếp nhận và trả hồ sơ qua mạng 

Đối với chiến lược phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số theo chủ trương được Đảng, Nhà nước, từ đầu năm đến nay Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh tiếp tục duy trì tốt việc xử lý hồ sơ, công việc qua phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên phần mềm TD.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn như: Phần mềm theo dõi diễn biến rừng, phần mềm kế toán tài chính, phần mềm thống kê ngành lâm nghiệp, ứng dụng camera giám sát để phát hiện sớm lửa rừng tại các huyện Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (đã thực hiện tích hợp vào hệ thống kiểm soát của tỉnh).

Đặc biệt, sau khi lắp đặt hệ thống camera giám sát để phát hiện sớm lửa rừng đã hỗ trợ đắc lực cho công tác phát hiện, xử lý kịp thời các điểm phát lửa trong mùa nắng nóng. Ảnh: Thanh Nga. 

Đặc biệt, sau khi lắp đặt hệ thống camera giám sát để phát hiện sớm lửa rừng đã hỗ trợ đắc lực cho công tác phát hiện, xử lý kịp thời các điểm phát lửa trong mùa nắng nóng. Ảnh: Thanh Nga. 

Ngoài ra, thực hiện giải quyết 5 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 8 dịch vụ công trực tuyến một phần, góp phần nâng tỷ lệ tiếp nhận và trả hồ sơ qua mạng từ tháng 7/2023 đến nay đạt gần 100%.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh cho rằng, mục tiêu cuối cùng công tác cải cách hành chính hướng đến là tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút nguồn lực cho phát triển ngành lâm nghiệp.

Đồng thời, thực hiện đánh giá đầy đủ, đúng quy định theo hướng đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng các quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bảo đảm sự minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế về tỉnh Gia Lai

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã đề nghị một số địa phương nộp hơn 57 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.