| Hotline: 0983.970.780

Dự án thoát nước 950 tỷ đồng phá đường thành phố Thái Nguyên?

Thứ Sáu 19/01/2018 , 09:29 (GMT+7)

Việc dự án triển khai chậm, không chỉ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư, còn  làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân có tuyến ống thoát nước thải đi qua, đã dẫn tới hàng loạt bức xúc của người dân TP. Thái Nguyên. 

Những vết nứt lớn trên mặt đường đường Bắc Kạn

Hiện tại, trên nhiều tuyến đường của trung tâm thành phố Thái Nguyên, nơi nào có đường ống thoát nước thải chạy ngầm, thường thấy nhiều vết lún, nứt lớn trên mặt đường nhựa cũ, bám dọc theo vết trải nhựa mới của dự án thoát nước thải thảm hoàn trả như các tuyến đường: Dương Tự Minh; Lương Ngọc Quyến; Bắc Kạn; Minh Cầu…

Còn đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, sửa chữa là Công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên là Chủ đầu tư dự án “đào lòng đường để chôn ống thoát nước”, thì vẫn chưa có kế hoạch sửa chữa, hoàn trả những điểm bị lún, nứt từ nhiều tháng qua, đã làm cho người dân và người tham gia giao thông thêm bức xúc.

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Thái Nguyên đầu tư bằng vốn vay ODA của Chính phủ Pháp (tại Nghị định thư Việt – Pháp ký năm 1998), với tổng mức đầu tư 950.488 triệu đồng. Trong đó, vốn ODA là 15,854 triệu EURO, tương đương với 433.962 triệu đồng, được sử dụng vào mục Thiết kế, lập dự toán, quản lý dự án và đấu thầu các loại thiết bị. Còn phần vốn đối ứng trong nước chi cho việc xây lắp, lắp đặt và chi khác.

Sau khi lập xong dự án, cuối năm 2011, Sở Xây dựng Thái Nguyên đã chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị (Công ty thoát nước) làm chủ đầu tư.  Qua nhận xét của Sở Kế hoạch & ĐT Thái Nguyên tại báo cáo số 717/BC-SKHĐT ngày 14/4/2017 là: …Dự án bị chậm tiến độ nhiều năm, dẫn đến tăng tổng vốn đầu tư, tăng vốn đối ứng do trượt giá, có gói thầu còn chậm tiến độ từ 1 đến 4 năm, vượt quá thời gian thực hiện các hợp đồng được phê duyệt,...

Vết nứt làm lún kéo dài trên mặt đường Dương Tự Minh

Việc dự án triển khai chậm, không chỉ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư, còn  làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân có tuyến ống thoát nước thải đi qua, đã dẫn tới hàng loạt bức xúc của người dân TP. Thái Nguyên. Bởi sau khi công việc xây lắp, hạ đặt đường ống hoàn tất vào đầu năm 2017, tiếp đến là những vết nứt, lún, làm lồi lõm mặt đường nhựa cũ gần với các vệt nhựa mới do công ty thoát nước thảm hoàn trả. Có nhiều đoạn còn bị  bong tróc thành vệt dài và tạo nên những ổ gà, ổ trâu ngay tại những tuyến đường trung tâm Thành phố, vừa làm mất mỹ quan đô thị, vừa ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, nhất vào những ngày có mưa thì những vũng nước, vệt lún cạnh các hố ga của đường ống thoát nước thải, luôn là nỗi sợ hãi với các phương tiện khi tham gia giao thông.

Trước bức xúc của người dân, ngày 14/8/2017, báo NNVN điện tử đã có bài phản ánh sự việc. Ngay sau đó, ngày 23/8/2017, phía Công ty Thoát nước Thái Nguyên đã tổ chức kiểm tra lại các tuyến phố bị nứt, lún. Qua kiểm tra, đã có Biên bản sự việc và xác định hàng loạt điểm lún, nứt, sụt lún đã xảy ra ở hầu khắp các tuyến phố có dự án thoát nước đi qua, đồng thời Công ty thoát nước đã chỉ đạo nhà thầu xây lắp vá láng lại mặt đường nhựa cũ trên trục đường Cách mạng tháng 8, đoạn gần đường tròn trung tâm TP, nơi có nhiều cơ quan của tỉnh Thái Nguyên như: UBND tỉnh; Thành ủy, UBND thành phố; Công an, Kiểm sát, Bưu điện..., có lẽ nơi đó có nhiều cơ quan nhà nước nên việc sửa chữa được Chủ đầu tư ưu tiên làm gấp.

Đường Lương Ngọc Khuyến cũng bị những vết nứt mặt đường kéo dài

Còn nhiều tuyến đường phố trong trung tâm TP Thái Nguyên, vốn là nơi kinh doanh sầm uất cũng bị nứt, lún hư hỏng dẫn đến động có mưa là nhầy nhụa bùn đất, nắng là bụi mù trời như các tuyến đường Dương Tự Minh; Minh Cầu; Bắc Kạn; Lương Ngọc Khuyến… chưa hề được quan tâm sửa chữa.

Trong cuộc trả lời NNVN sáng ngày 17/1/2018, ông Trương Văn Dũng – Bí thư chi bộ, Phó GĐ phụ trách Công ty TNHH một thành viên thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên vẫn khẳng định là “Công ty chưa có kế hoạch gì cho việc sửa chữa…”.

Với cách trả lời “cụt lủn” như thế, đến bao giờ những vết nứt, hư hỏng nền đường dọc theo đường thoát nước tại trung tâm thành phố Thái Nguyên mới được sửa chữa? Vậy, cá nhân hay tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm về việc lún nứt nền đường? Dư luận đang mong đợi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng Thái Nguyên để làm rõ sự việc trên, góp phần thỏa mãn sự mong đợi của dư luận xã hội..

Đường Minh Cầu có nhiều chỗ lún, võng mặt đường nhựa quá lớn, buộc TP. Phải dùng nhựa thảm bù để đảm bảo giao thông
Riêng tuyến đường Cách mạng tháng 8, nơi gần các cơ quan nhà nước đã được Chủ đầu tư sửa chữa gấp, nên mặt đường đã phẳng đẹp

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất