| Hotline: 0983.970.780

Đức lang quân chỉ thích con gái

Thứ Bảy 21/11/2020 , 08:10 (GMT+7)

Theo quan niệm chung, phần lớn người Việt đều có khuynh hướng mong muốn con trai để có người nối dõi.

Hồng và Thanh yêu nhau rối đến khi lập gia đình với nhau, chừng đó cô mới biết rằng chồng cô đặc biệt thích có con gái hơn là con trai.

Đến lúc biết được nguyên nhân, cô mới hay rằng sở dĩ như vậy là vì trong gia đình Thanh có bốn anh em trai, Thanh là con út. Ba ông anh đã lấy vợ, có con, nhưng lạ ở chỗ dù ít con hay nhiều con, thì người nào cũng có toàn là con trai, không hề có một mụn con gái nào. Tổng cộng họ đã có tất cả tám đứa con trai.

Điều này khiến cho bố của Thanh không vui. Từ lâu, ông vẫn ước ao có một đứa cháu gái, chẳng qua vì trước đây đáng lẽ ông đã có được bốn con trai, một con gái. Nhưng người con gái của ông đã mất khi còn bé, để lại trong ông nỗi thương xót không nguôi.

Vì thế ông tuyên bố, bất kỳ gia đình người con nào trong số các con trai của ông nếu sinh được con gái, ông sẽ cho người đó hẳn một căn nhà trong số hai căn nhà ông hiện có. Căn nhà này ở sát vách ngôi nhà ông đang ở, để hai ông bà nội dễ dàng sang chơi với cháu gái tương lai.

Chính vì thế nên khi vợ chồng lần lượt chào đón các đứa con chào đời, do hai đứa con đầu đều là con trai nên Thanh không vui ra mặt. Hồi mới yêu nhau, đã có lúc Hồng mừng thầm vì mình lấy được ý trung nhân như ý.

Người ta nói, phụ nữ thường lo lắng xa xôi cho đến khi lấy được chồng mới thôi, còn nam giới sau khi lấy vợ xong thì cái lo của họ mới thực sự bắt đầu. Câu nói này đem đặt vào trường hợp của vợ chồng cô, hoàn toàn không đúng.

Càng ngày cô càng thấy đức lang quân của cô lộ rõ tính hám tiền của, tài sản thấy rõ, điều này lấn át và chi phối hết hạnh phúc gia đình. Vợ chồng sống với nhau được gần bốn năm, Thanh đã áp lực vợ sinh con liền liền, để chạy đua với các anh nhắm tới ngôi nhà mà ông bố chồng đang hứa hẹn cho họ.

Thời gian sinh nở quá sát sao khiến Hồng bị mất việc làm y tá điều dưỡng ở bệnh viện, cô chuyển sang mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà, kiêm thêm nghề y tá dạo đi chích thuốc, vô nước biển tại nhà bệnh nhân mỗi khi có người yêu cầu.

Thời kỳ chuyển tiếp này rất sốc về tinh thần đối với cô. Lắm lúc suy nghĩ nhiều quá, Hồng cảm thấy có lẽ cô bị trầm cảm đến nơi, vì thế Hồng đã toan tín chuyện ly dị với Thanh. Nhưng nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại, theo cô, không phải vô cớ tính tình của Thanh chợt biến đổi tệ hại nhanh đến như thế.

Trên thực tế, anh đối xử với cô vẫn ngọt ngào như ngày mới lấy nhau. Nhưng dường như ước vọng có con gái để được sở hữu ngôi nhà đã làm mờ lý trí của Thanh.

Ngẫm lại, hiện tại Thanh bị thất nghiệp đã hơn hai năm qua, sau khi anh cự cãi một trận với sếp ở công ty sản xuất mái che di động.

Hơn bao giờ hết, Thanh mong mỏi có con gái như một cách giúp anh có được ngôi nhà và sử dụng ngôi nhà đó cho thuê kiếm thêm thu nhập. Rồi Hồng lại nghĩ đến hai đứa con trai nhỏ nữa, đó chính là mối dây ràng buộc giữa cô và chồng.

Cô chỉ còn biết tự an ủi bản thân rằng không có hoàn cảnh đen tối nào kéo dài mãi. Do biết liệu cơm gắp mắm, vợ chồng cô tuy có túng thiếu nhưng cũng không đến nỗi cả nhà phải đói ăn.

Về sau, Thanh trở nên quen dần và cam chịu với cảnh khó khăn. Anh cố gắng cải thiện cuộc sống bằng cách đăng ký làm tài xế xe grab, công việc tuy có vất vả nhưng cũng đỡ đần cho vợ được phần nào.

Tình hình đang lúc túng bấn thì đùng một cái, ông Quỳnh, bố của Thanh bị té xe gẫy chân và phải ngồi xe lăn. Trong thời gian điều trị, tất cả những chăm sóc tận tình cho ông đều một tay bà Quỳnh lo liệu cả. Ông Quỳnh thay đổi quyết định bằng cách tuyên bố tặng nguyên ngôi nhà kia cho vợ.

Quyết định này khiến cho đám con trai của ông thất vọng không ít. Vì sau đó ít lâu, người vợ của ông anh kế của Thanh lẫn cả Hồng đều siêu âm có con gái. Giống như tình huống chiếc vé số độc đắc xổ hụt sang đài khác, vì có con gái bây giờ cũng như không.  

Riêng với vợ chồng Hồng, bây giờ bố mẹ có cho nhà hay không, họ cũng có thể xoay sở kiếm sống được. Gần nhà vợ chồng cô, người ta mới mở một cơ sở gia công cơ khí. Hồng xoay sang bán cà phê, nước giải khát, đồ ăn giá rẻ, ngon miệng cho các công nhân.

Với tiêu chí lấy công làm lời, công việc buôn bán của cô ngày càng phát đạt, đông khách, đến mức Thanh bỏ nghề chạy grab để ở nhà phụ vợ. Vợ chồng họ bây giờ có hai trai, một gái, và cuộc sống chưa bao giờ hạnh phúc hơn thế.

Cô vẫn thầm nghĩ: “Nhà có ba đứa con, anh ấy thương yêu đồng đều cả ba, không thiên vị riêng một con nào”.

(Kiến thức gia đình số 47)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm