| Hotline: 0983.970.780

Dùng ốc sên làm đẹp

Thứ Năm 01/10/2015 , 07:08 (GMT+7)

Việc sử dụng nhớt ốc sên để đắp mặt trị mụn, ăn sống thịt ốc sên hoặc nướng, xào sơ sài... thì chắc chắn là phản khoa học và rất nguy hiểm. 

* Theo sách “Nam dược thần hiệu” thì ốc sên có thể để chữa mụn lở ở da mặt, hoặc dùng dịch nhầy của ốc sên để làm lành những vết thương do mụn để lại. Bởi vậy, một số chị em đã dùng những con ốc sên đang sống cho chúng bò lên da như một kiểu massage. Như vậy có tác hại gì không?

Đinh Bích Vân, Quảng Xương, Thanh Hóa

Ốc sên có tên khoa học là  Achatian fulice, loài động vật thân mềm lớp Chân bụng (Gastropoda). họ Achatinae. Sống ở cạn, trong các vườn cây. Sinh sản từ tháng 3. Hoạt động về đêm, ăn lá cây. Là động vật nhập nội vào Việt Nam và phát tán rất rộng rãi khắp miền núi, trung du, đồng bằng.

Trên thế giới có 25.000 loài ốc sên, trong đó có giá trị kinh tế chỉ có 4 loài. Ốc sên thường gặp ở ta là ốc sên hoa, còn gọi là ốc sên lớn châu Phi, có tên khoa học Achatina fulica, do người Pháp du nhập từ rất lâu rồi bị sổng chuồng, trở thành loài sống hoang dã.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, thịt ốc sên (oa ngưu) tính vị mặn, hàn, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng và chống co thắt. Theo Trung dược đại từ điển, ốc sên có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chữa các chứng bệnh như phong nhiệt kinh giản (co giật do sốt cao), tiêu khát (tiểu đường), hầu tý (viêm amiđan, viêm họng), quai bị, loa lịch (lao hạch), ung thũng (nhọt độc), trĩ, thoát giang (sa trực tràng), vết thương do côn trùng cắn đốt. 

Người Chile khi nuôi ốc sên đã phát hiện chất nhờn mà chúng tiết ra có tác dụng mạnh mẽ phục hồi và tu bổ da. Các nhà khoa học Thụy Điển đã khai thác phát minh này chế tạo thành công một loại kem ốc sên dưỡng da mà nguyên liệu chính lấy từ chất thiên nhiên: Chất nhờn ốc sên.

Các loài động vật có vú gần như không có hàng rào miễn dịch đối với tế bào ốc sên. Lợi dụng đặc tính này, các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc cấy tế bào thần kinh ốc sên vào óc chuột để chữa bệnh Parkinson, hiện nay đang thí nghiệm trên người tình nguyện.

Trong một tương lai không xa, các loại thuốc chữa viêm khí quản, phì đại tuyến tiền liệt chiết xuất từ ốc sên sẽ góp mặt trên thị trường. Ốc sên tuy không độc, nhưng có thể chứa giun sán, nên khi ăn phải nấu chín. Khác với ốc nhồi, ốc sên tha hồ xào nấu cũng không bị dai.

Theo kinh nghiệm dân gian, bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt của ốc sên hoa. Thuốc từ ốc sên có tên oa ngưu, được sách dược ghi là có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc từ việc giã nát 1-2 con ốc sên hoa, thêm ít nước, phết lên giấy (chừa một lỗ nhỏ) đắp chữa mụn lở  ở da mặt.

Một bài thuốc nữa để chữa hen suyễn, thấp khớp là dùng thịt của 2 con ốc sên hoa, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với 50 g măng tre giã nát, ép lấy nước cốt uống 1-2 lần/ngày. Trung dược đại từ điển và các y thư cổ cũng ghi nhận tác dụng của ốc sên trong điều trị chứng co giật do sốt cao, tiểu đường, viêm amiđan, viêm họng, nhọt độc, trĩ viêm loét, thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt...

Tuy nhiên, với y học hiện đại, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của ốc sên chữa bệnh xương khớp cũng như làm tăng chất nhờn ở khớp. Đặc biệt, việc sử dụng nhớt ốc sên để đắp mặt trị mụn, ăn sống thịt ốc sên hoặc nướng, xào sơ sài... thì chắc chắn là phản khoa học và rất nguy hiểm. Có bệnh nhân đã bị bệnh viêm màng não do ký sinh trùng trong ốc sên. Ốc sên hay bò ngoài sân, vườn là trung gian của những loại ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm cho con người...

Bởi ốc sên là loại động vật thân mềm có rất nhiều ấu trùng sống kí sinh. Vì thế, việc sử dụng dịch nhầy ốc sên trực tiếp bôi lên da có thể trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại ấu trùng. Và khi bị ấu trùng tấn công, nếu không thăm khám kịp thời sẽ để lại di chứng nghiêm trọng cho não bộ...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất