| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ du học thời Covid-19 cần vượt qua những trở ngại nào?

Thứ Sáu 28/08/2020 , 16:31 (GMT+7)

Đợt 1 thi tốt nghiệp THPT vừa công bố, còn đợt 2 thi tốt nghiệp THPT tổ chức đầu tháng 9/2020, nghĩa là giấc mơ du học thời Covid-19 cũng gặp trắc trở.

Du học thời Covid-19 trở thành câu chuyện 'nhà giàu cũng khóc'.

Du học thời Covid-19 trở thành câu chuyện "nhà giàu cũng khóc".

Tổ chức Y tế thế giới - WHO đã đưa ra khuyến cáo rằng, phải mất 2 năm nữa nhân loại mới có thể vượt qua đại dịch toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia tương đối thành công với nỗ lực khống chế sự tàn phá của dịch Covid-19. Thế nhưng, nhiều mặt của đời sống xã hội đã bị ảnh hưởng, mà trong đó giấc mơ du học trở thành chuyện rắc rối khiến “người giàu cũng khóc”.

Viện Nghiên cứu chính sách công của Mỹ dự báo, số lượng du học sinh đến Mỹ năm học 2020 - 2021 sẽ giảm từ 63 - 98% so với năm học trước. Nghĩa là, Mỹ chỉ đón khoảng 6.000 DHS mới trong mùa tựu trường tới. Các quốc gia có nền giáo dục đại học phát triển như Nhật Bản, Canada, Úc, Pháp cũng có tiên liệu tương tự.

Mỗi năm, Việt Nam hàng trăm nghìn du học sinh tìm kiếm tri thức ngoài biên giới. Ông Trần Đức Cảnh- thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, cho biết số lượng phụ huynh, học sinh tìm đến các công ty tư vấn du học giảm đến khoảng 2/3 so với trước mùa dịch Covid-19. Với tình hình hiện nay, sẽ không có lời khuyên duy nhất dành cho tất cả mọi người. Nhiều phụ huynh sẽ rất khó quyết định cho con du học hay không. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lựa chọn cho những học sinh có ý định du học. Một là học trường tại Việt Nam, sau đó chuyển tiếp sang các trường nước ngoài khi thuận lợi, nhưng cách này phải tìm hiểu kỹ điều kiện chuyển tiếp cụ thể. Hai là nếu đã đăng ký học tại một trường nước ngoài thì có thể xin bảo lưu, nếu bảo lưu phải thông báo sớm trước ít nhất 1 tháng. Ba là vẫn học bình thường nhưng học trực tuyến, sau đó sẽ ra nước ngoài khi đã ổn định.

Tháng 9/2020 khi các cuộc thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Việt Nam hoàn tất, thì cũng đã qua thời điểm các trường đại học của Mỹ tuyển sinh. Chỉ còn một ít trường tuyển sinh cho khóa mới vào tháng 1/2021. Vì vậy, nếu học sinh lớp 12 muốn cầm bằng Tú tài để du học thì hơi trễ. Các chuyên gia du học tư vấn các trường hợp này có thể đăng ký khóa học dự bị tiếng Anh trước khi du học, nếu chưa đủ yêu cầu. Còn với các học sinh chuẩn bị vào lớp 12, muốn tìm được trường tốt ở Mỹ, thì nên nộp hồ sơ ngay vào cuối năm nay để chuẩn bị cho năm sau.

Ở Việt Nam tránh dịch Covid-19 thì vẫn an toàn hơn ở Mỹ và Châu Âu, cho nên nhiều gia đình cực kỳ lưỡng lự khi cho con thực hiện giấc mơ du học. Giải pháp được nhiều người chọn lựa nhất là tính kế hoãn binh. Những du học sinh đã được nhận nhập học vào tháng 9/2020 có thể tiếp tục học trực tuyến để giữ hồ sơ được liên tục, đến tháng 1/2021 thì trực tiếp đến xứ sở du học. Còn chưa nộp đơn tháng 9/2020 có thể nộp đơn cho kỳ nhập học tháng 1/2021 và nếu tình huống dịch bệnh vẫn xấu thì có thể dời qua thời gian kế tiếp. Chọn lựa trường ở Việt Nam để học rồi chuyển tiếp cũng là một hướng đi hữu hiệu cho giấc mơ du học, nhưng cần xem xét hệ thống trường để chuyển tiếp.

Trước tình hình đó, nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã triển khai kế hoạch thu hút du học sinh đang về nước tránh dịch Covid-19 và những du học sinh chưa kịp lên máy bay vì Covid-19. Ví dụ, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV) triển khai chương trình “Du học không gián đoạn” với thông điệp “Ở lại để tiến xa hơn”, hoặc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thông báo tiếp nhận du học sinh trở về nước học tập với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm