| Hotline: 0983.970.780

Giải thích cụm từ "Địa linh nhân kiệt"

Thứ Tư 17/07/2013 , 10:13 (GMT+7)

Xin giải thích giúp cháu hiểu rõ hơn ý nghĩa của vùng đất được gọi là “Địa linh nhân kiệt”?

* Xin giải thích giúp cháu hiểu rõ hơn ý nghĩa của vùng đất được gọi là “Địa linh nhân kiệt”?

Nguyễn Khoa Thăng, Chợ Mới, An Giang

Địa linh là tính chất thiêng liêng của đất nước. Cụ Phan Bội Châu viết: Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng. Lâu nay ta thường nghe nói "Địa linh sinh nhân kiệt" có nghĩa là đất linh thiêng thì sinh người hào kiệt. Hào kiệt là có tài chí và dũng cảm hơn người. 

 Ở nước ta có khi nói Tổ quốc Việt Nam địa linh nhân kiệt. Có khi lại chỉ một địa phương cụ thể. Trong chương trình quảng bá du lịch của tỉnh, Bình Định lấy truyền thống đất võ, nơi sinh ra và lớn lên của anh em vị vua Quang Trung Nguyễn Huệ làm gốc mà viết: “Về với miền đất địa linh nhân kiệt”...Rồi Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quy Nhơn, Ninh Bình, Hành Thiện, Chí Linh, Gò Công... và rất nhiều nơi khác đều được quảng bá là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Thật ra thì chưa có một tiêu chí cụ thể nào cho nhóm từ đẹp đẽ này.

* Đã có nghiên cứu khoa học nào khẳng định người cá có thật chưa?

Đỗ Bích Thảo, TX Sơn Tây, Hà Nội

Người và Cá là hai loài hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên khái niệm Người cá được xuất hiện trong tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga Alexader Beliaev. Nhà văn này chuyên viết truyện khoa học viễn tưởng, khi viết truyện Người cá (từng được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhiều lần dựng thành phim) cũng dựa trên những sự kiện hoàn toàn có thật.

Nguyên mẫu của nhân vật Ichian là chú bé Francisco de la Vega Casar có khả năng lạ thường, sống ở nửa cuối thế kỷ 17, trong ngôi làng nhỏ Lyerganes trên bờ vịnh Beaskay. Từ năm lên 5 tuổi, Casar đã có thể lặn xuống nước suốt nửa giờ mà không cần ngoi lên để thở. Tháng 2/1674, trong một lần tắm ở sông Myera, Casar đột nhiên biến mất để rồi 5 năm sau xuất hiện trong... lưới của một ngư dân đang đánh cá ngoài khơi. Từ cổ họng đến sát cơ quan sinh dục và từ gáy đến chót xương cùng của Casar đã mọc lên lớp vảy màu nâu nhạt với hàng vây nhô lên ở giữa; giữa các ngón tay có lớp màng giống như bàn chân ếch.

Casar được đưa vào bờ, gửi vào tu viện dòng thánh Francisco, ăn học bình thường như những người khác, thỉnh thoảng được phép trầm mình suốt buổi trong một hồ nước lớn. 9 năm sau, nhân sơ suất của người gác cổng, Casar trốn ra ngoài, nhảy tùm xuống biển và biến mất vĩnh viễn.

Nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện trên, năm 2004, nhà báo người Tây Ban Nha Iker Himenes Elyzary đã lục tìm trong tài liệu lưu trữ của giáo hội và đã tìm thấy một thư tịch ghi nhận sự việc này. Tất cả những câu chuyện trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong hồ sơ tư liệu về người cá, mỹ nhân ngư, quái vật biển dạng người... của tiến sĩ sử học người Nga Alexander Gorbovsky.

Mới đây, nhà động vật học người Mỹ Carles Banze đã cho đăng bài khảo luận "Cơ sở sinh học của người cá" trên tờ Limnology & Oceanology, một tạp chí khoa học rất có uy tín của Mỹ. Bài viết có đoạn: "Người cá, mỹ nhân ngư, những quái vật biển dạng người... xin gọi chung là người cá - trong các truyền thuyết và trong lời kể của các nhân chứng hay những hình ảnh do người xưa vẽ lại, chúng ta thấy người cá nói chung đều có hai mắt cùng nhìn về một hướng như người mà không phải nhìn về hai hướng ngược nhau như cá. Bàn tay người cá có ngón cái chĩa ngang như người, thuận tiện cho việc cầm nắm công cụ lao động. Các miêu tả đều cho thấy người cá có đầu khá to so với thân hình nói chung, chứng tỏ bộ não khá phát triển. Phần thân dưới của người cá hầu hết đều có hình dạng bơi chèo có rẻ quạt ở đầu chót tương tự đuôi cá voi...".

Giải thích về việc ngày nay người cá không còn hiện diện trong thiên nhiên, Banze tỏ ra hơi cực đoan khi cho rằng, nguyên nhân là do sự phát triển của thế giới hiện đại gây ô nhiễm môi trường sinh thái và do sự đánh bắt thuỷ hải sản một cách vô độ đã khiến người cá tuyệt chủng.

Tiến sĩ sinh vật học Valentin Sapunov thuộc Viện hàn lâm an ninh sinh thái của Nga cũng tin rằng người cá có thật. Theo ông, trên mặt đất người ta còn ngờ là có người tuyết - sinh vật nguyên thuỷ dạng người - huống gì dưới lòng đại dương mênh mông, sâu thẳm, nơi mà sự hiểu biết của chúng ta còn quá mù mờ...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm