| Hotline: 0983.970.780

Giảm thiểu rủi ro vùng trũng Bình Định

Thứ Sáu 23/12/2011 , 12:38 (GMT+7)

Dự án giảm thiểu rủi ro thảm hoạ (DRR) thực hiện tại tỉnh Bình Định do Hội Chữ thập đỏ Na Uy tài trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực...

Công tác truyền thông phòng ngừa thảm họa được các địa phương thực hiện khá tốt 

Dự án giảm thiểu rủi ro thảm hoạ (DRR) thực hiện tại tỉnh Bình Định do Hội Chữ thập đỏ Na Uy tài trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm chuyển biến tích cực trong phòng ngừa, ứng phó kịp thời thảm họa biến đổi khí hậu ở cộng đồng.

Năm 2010 dự án đã khảo sát và chọn Ân Mỹ (huyện Hoài Ân), Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và Cát Chánh (huyện Phù Cát) đều là các địa phương nằm trong vùng trọng điểm thiên tai bão lụt để triển khai. Năm 2011 dự án mở rộng thêm ở 3 xã gồm: Ân Tín (Hoài Ân), Cát Nhơn (Phù Cát) và Phước Hoà (Tuy Phước). Kinh phí do Hội CTĐ Na Uy tài trợ trong 2 năm là trên 5,2 tỉ đồng.

Ông Lương Văn Thu, Chủ tịch Hội CTĐ xã Phước Thắng, cho biết: “Dự án DRR đã giúp cho địa phương chủ động trong công tác phòng ngừa thảm hoạ. Chúng tôi xuống tận thôn xóm tổ chức hàng chục buổi truyền thông lập kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu sự tác hại của bão, lũ nâng nhằm cao nhận thức của nhân dân trong phòng ngừa giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng, tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, di dân vùng ngập lũ...".

Bên cạnh đó, dự án còn đầu tư kinh phí cho địa phương xây một nhà tránh lũ an toàn ưu tiên cho người nhà và trẻ em, xây dựng một cống hộp thoát lũ và đúc bê tông 135m đường giao thông nối thôn An Lợi với thôn Lạc Điền, phục vụ hàng chục hộ dân đi lại an toàn trong mùa lũ.

Trên lĩnh vực truyền thông, dự án đầu tư lắp đặt 1 máy phát sóng FM, 10 cụm loa tiếp sóng, 1 máy phát điện, 1 bộ máy vi tính; trang bị cho công tác tìm kiếm cứu nạn 1 ghe máy, 2 sõng tôn, 150 phao và áo phao cứu sinh… 3 trường học (tiểu học số 1,2 và THCS) được trang bị 3 máy lọc nước INOVA công suất lọc 50 lít/giờ trị giá 20 triệu đồng /máy, bảo đảm nước uống tinh khiết cho hơn 2 nghìn học sinh và thầy cô giáo.

Điều đáng nói, các trường học nằm trên địa bàn các xã hưởng lợi từ dự án đều làm khá tốt công tác truyền thông phòng ngừa thảm hoạ. Bà Đặng Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng trường tiểu học số 1, xã Phước Thắng, chia sẻ: “Nhà trường đã đưa 8 bài học về phòng ngừa thảm hoạ của Hội CTĐ Việt Nam vào giảng dạy chính khoá cho học sinh rất bổ ích, đã tạo nhận thức các em hiểu biết về hiểm hoạ, thảm hoạ, lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán, kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường và tổ chức cuộc thi phòng ngừa thảm hoạ cho khối lớp 4 - 5".

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.