| Hotline: 0983.970.780

Giúp học sinh vùng cao đến trường

Thứ Năm 15/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

Năm học mới đã diễn ra, song những hoạt động thiết thực nhằm chung tay tiếp sức cho học trò vùng cao có thêm niềm tin, động lực đến trường vẫn tiếp tục...

Trong những năm gần đây, sự quan tâm đến việc học của trẻ vùng cao là công việc không chỉ của riêng các nhà trường, của đội ngũ các thầy cô giáo mà còn là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Các tổ chức, đoàn thể chính trị- xã hội, các nhóm từ thiện đã không ngừng tổ chức những hoạt động thiết thực hướng về học trò vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, giáo dục vùng cao đã có thêm nhiều động lực và giảm bớt được những khó khăn.

Đỡ đầu học sinh nghèo mồ côi...

Đó là hoạt động được Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức trong nhiều năm qua hướng về các đối tượng là những em học sinh người DTTS mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn như nghèo, tàn tật, nạn nhân chất độc da cam. Trên cơ sở khảo sát các đối tượng do các nhà trường, các xã cung cấp thông tin, Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Yên đã vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đỡ đầu các em có hoàn cảnh nói trên.

Bởi vậy, nhiều em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cả cha lẫn mẹ có điều kiện để đến trường. Các em không chỉ được động viên về tinh thần, mà còn có điều kiện về vật chất đến trường học chữ.

Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ các em mỗi tháng từ 300-400 ngàn đồng tiền trang trải học tập. Chương trình đỡ đầu này sẽ kéo dài cho đến thời điểm các em tốt nghiệp THPT, do vậy phần lớn các em yên tâm đến trường học tập.

20-26-17_tng-qu-cho-gi-dinh-hoc-sinh-ngheo-ti-bn-x
Tặng quà cho gia đình học sinh nghèo

Tính đến nay, toàn huyện Bảo Yên đã có 81 cơ quan và 6 cá nhân nhận đỡ đầu gần 100 học sinh thuộc diện khó khăn đặc biệt. Đó là cách làm hết sức sáng tạo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các em học sinh vùng cao, giúp các em thực hiện ước mơ.

“Nhóm xanh” với học sinh nghèo

Ý tưởng thành lập “Nhóm xanh” được nảy sinh từ việc khảo sát điều kiện sống và học tập của trẻ em vùng cao trên địa bàn.

Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên của nhóm bạn trẻ gồm mọi thành phần nghề nghiệp, lứa tuổi ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Họ có chung một ‎mục đích là chung tay, góp sức để tiếp sức cho học sinh nghèo ở vùng sâu trong các bản Mông, bản Dao, bản Tày gặp nhiều gian khó.

Trên cơ sở nắm tình hình về các điểm trường, các trường tại các xã, các thành viên của “Nhóm xanh” đã cùng nhau đi vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ kinh phí, vật chất để tặng cho học trò vùng sâu. Hoạt động này được đông đảo các tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia. Vì thế, mỗi đợt tổ chức đi vào những vùng đặc biệt khó khăn, nhóm lại nhận được sự thiện chí ủng hộ về kinh phí, hiện vật, quần áo dành cho trẻ em vùng cao.

Bằng sự quyết tâm, “Nhóm xanh” đã duy trì thường xuyên và tích cực hoạt động trong nhiều năm nay. Những phần quà như bút, sách vở, quần áo, mũ, dép, cặp sách, xe đạp…, đã được các thành viên của nhóm trao tận tay các em học sinh nghèo tại các điểm trường.

20-26-17_nhom-xnh-tng-qu-cho-hoc-sinh-ngheo-ti-diem-truong
"Nhóm xanh" tặng quà cho học sinh nghèo tại điểm trường

Không chỉ dừng lại ở đó, nhóm còn tham gia sửa chữa lớp học, thăm và động viên gia đình học sinh nghèo. Đến nay, hàng ngàn suất quà của các tổ chức, cá nhân đã tiếp sức cho hàng ngàn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Tại trường Tiểu học Nghĩa Đô (Bảo Yên), nhà trường tham gia Dự án SEQAP từ năm 2011 (dự án hỗ trợ cho học sinh vùng cao khó khăn đến trường), nhờ vậy, sức hút đối với các em học sinh ở các bản xa cắp sách đến trường ngày càng nhiều.

Ba năm trở lại đây, SEQAP đã hỗ trợ học sinh nghèo ăn trưa tại trường. Cùng với đó, nhà trường cũng huy động thêm nguồn hỗ trợ, đóng góp của phụ huynh để tăng thêm nguồn thực phẩm, thức ăn cho học sinh nghèo, tổ chức bán trú.

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo duy trì tỷ lệ học sinh đi học. Khi thấy các con đi học vui vẻ, được ăn trưa, sinh hoạt có giờ giấc, điều độ, phụ huynh cũng đã thay đổi nhận thức và ủng hộ nhà trường. Nhiều học sinh khác không thuộc diện được hỗ trợ, cũng xin đi học. Ngoài ra, để cải thiện bữa ăn, học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo còn trồng thêm rau sạch tại vườn trường... Những năm gần đây, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ở vùng này luôn đạt 100%.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm