| Hotline: 0983.970.780

Hãi hùng nhà máy thép khổng lồ ở cộng hòa Czech

Thứ Năm 12/05/2016 , 09:01 (GMT+7)

Trong một khu dân cư tồi tàn bên cạnh khu phức hợp sản xuất thép khổng lồ ở cộng hòa Czech, không khí sặc mùi axit sulphuric, không khí quánh đặc trên đầu người. Đây là vùng ngoại ô của thành phố Ostrava, phía đông cộng hòa Czech. Tiếng ồn và ánh lửa thép là những thứ thường trực. Cả không khí đầy ô nhiễm cũng vậy.

Ostrava là một trong những khu vực ô nhiễm nhất châu Âu và các nhà máy của hãng thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal (Mỹ) là lý do chính, theo tờ Equal Times (Bỉ).

Thép đầu độc người

Mức độ bụi ở thành phố thường xuyên cao cấp 4 lần mức cho phép của EU. Cảnh báo về sương lẫn khói là một phần cuộc sống ở đây vào mùa đông, khi trẻ em, người già hoặc người có bệnh luôn phải ở trong nhà.

Các nhà hoạt động môi trường nói không có “ý chí chính trị” nào trong việc bắt buộc hãng thép của ông trùm người Mỹ Lakshmi Mittal, phải tuân thủ các quy định về môi trường. Hàng ngàn người phải cắn răng chịu đựng vì họ cần việc làm trong các nhà máy thép, sợ mất việc hơn là ô nhiễm.

Tuy nhiên, vẫn có vài tiến bộ ở Ostrava. Năm 2007, mức độ xả thải dioxit sulfur cao gấp sáu lần mức độ của thời điểm cuối năm 2015, theo tổ chức phi chính phủ Arnika ở Czech. Sau nhiều năm đấu tranh của cư dân thành phố, hãng thép cũng có cải thiện đôi chút và mức độ ô nhiễm giảm, tuy không nhiều.

Tại Zenica, thuộc cộng hòa Bosnia & Herzegovina, mức độ ô nhiễm tại thời điểm này tương tự như ở Ostrava trong năm 2007. Và cũng như ở Ostrava, ArcelorMittal vẫn là cái tên chủ chốt, “đóng góp” vào tình trạng này. Nhưng công ty nói họ không thể cải thiện môi trường nhanh chóng.

“Ô nhiễm không khí hiện đã đạt mức cực cao, ngang với những năm 1990”, Samir Lemes, Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Eko Forum Zenica, cơ quan vừa nộp đơn kiện công ty ArcelorMittal Zenica (AMZ), nói.

“Rất không may là chính quyền bị tê liệt vì sợ mất nhiều việc làm và làm ngơ cho các nhà máy thép”.

Eko Forum Zenica nói tổ hợp thép đang đầu độc thị trấn với 120.000 dân và cáo buộc chính quyền Bosnia làm ngơ trước hành vi gây ô nhiễm của công ty thép.

Theo Lemes, nhà máy thép xả thải dioxit sulfur vượt mức cho phép tới 252 ngày trong năm 2014. “Trong khi luật chỉ cho phép xả quá mức cho phép trong 3 ngày”, anh nói với Equal Times.

“Chính quyền địa phương có thể đóng cửa nhà máy ngay ngày mai, nhưng như thường lệ, họ tiếp tục rộng lượng với nhà đầu tư nước ngoài, cho dù công ty AMZ không trả thuế ô nhiễm trong hai năm 2013, 2014”.

Biểu tình

Hàng ngàn người Zenica giận dữ đã xuống đường biểu tình trong năm 2012, yêu cầu thực hiện những quy định về môi trường. Sau đó, “ArcelorMittal cuối cùng đã lắp đặt một số công nghệ xử lý chất thải vào năm 2013”, theo theo Eko Forum Zenica. Cho dù vậy, việc xả thải chất sulphur dioxide đầy nguy hại vẫn tiếp tục tăng lên.

Tháng 8/2015, công ty AMZ đưa ra dự án trị giá 3 triệu euro nhằm giảm mức độ khói bụi. Nhưng AMZ nói họ không thể cải thiện môi trường ở Zenica nhanh hơn, do không có trợ giúp từ EU hay chính quyền địa phương. Lãnh đạo công ty AMZ, Biju Nair, nói với Eko Forum Zenica: “Phải mất 20 năm mới cải thiện được môi trường ở cộng hòa Czech. Quá trình ở Zenica sẽ nhanh hơn, nhưng chúng tôi vẫn cần thời gian”.

Nỗi lo mất việc 

Một trong những cản trở cho sự thay đổi ở Ostrava là nỗi lo mất đi nguồn đầu tư nước ngoài, mất việc làm. Quan điểm của công chúng vì thế cũng bị chia rẽ, bởi hàng ngàn người dân địa phương phù thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc ở xưởng thép. Họ sợ rằng công ty thép phải chi phí cho môi trường sẽ cắt giảm nhân công. Thà chết từ từ vì ô nhiễm còn hơn chết đói.

Những nỗi lo này bắt nguồn từ đầu năm 2015 khi hãng ArcelorMittal nói họ đang “xem xét nghiêm túc” việc đóng cửa các nhà máy ở Bosnia & Herzegovina, sau khi chính phủ nước này cáo buộc hãng “né” thuế và yêu cầu nộp 25 triệu euro tiền thuế lẽ ra phải nộp. Một quan chức của hãng thép nói chính phủ địa phương đang “đưa nền kinh tế vào chỗ có thể rủi ro”.

13-33-33_simon_hipkins_ostrv_hooked_on_steel_spip-bc65b
Một công nhân vừa tan ca làm trên đường về nhà, phía sau là nhà máy thép của ArcelorMittal ở Ostrava (Ảnh: Equal Times)

Hiện nay, khi cuộc khủng hoảng thép toàn cầu đang bộc phát, AMZ “đang phàn nàn và đe dọa rằng họ buộc phải đóng cửa các nhà máy, và chỉ tiếp tục với 800 thay vì 2.400 nhân công như hiện nay”, Lemes nói. Trong khi đó, theo anh, chỉ riêng năm 2014, AMZ lãi 11 triệu euro.

“Chúng tôi không muốn nhà máy thép đóng cửa”, Lemes nói. “Mà muốn họ tuân thủ luật, sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ sức khỏe người dân”.

Kenan Mujkanovic, Chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân thép Bosnia & Herzegovina là một trong những người Zenica bị giằng xé giữa chuyện ô nhiễm và công ăn việc làm. Sống chỉ cách nhà máy thép 500m, ông nói ông có mối quan tâm và lợi ích trực tiếp trong việc làm giảm nhẹ mức độ ô nhiễm mà nhà máy thép gây ra.

“Mặt khác, là đại diện của công nhân ngành thép, tôi rất muốn các nhà máy của chúng tôi tiếp tục hoạt động, công nhân có việc làm, có thu nhập”.

“Luyện thép là ngành xương sống của nền kinh tế cũng như sự phát triển tổng thể của Zenica”, ông nói thêm. “Mọi thành phố công nghiệp, mọi nơi trên thế giới, có các vấn đề về môi trường. Zenica không phải là ngoại lệ. Đó là số phận của chúng tôi”.

Chỉ có điều ông chưa nói: Rất nhiều nơi trên thế giới đã bỏ làm thép để bảo vệ môi trường, bảo vệ con người và họ có những hướng đi khác. Tức là họ đã chủ động chọn cho mình một “số phận” tốt hơn.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.