| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm sinh viên Huế nhảy vũ điệu 'ngừng ăn thịt thú rừng'

Chủ Nhật 07/04/2024 , 23:39 (GMT+7)

Các bạn sinh viên Đại học Nông lâm Huế nhảy vũ điệu 'ngừng ăn thịt thú rừng' như một cách thể hiện thông điệp của giới trẻ đối với bảo vệ động vật hoang dã.

Các sinh viên Đại học Nông lâm Huế nhảy vũ điệu 'nguy cơ chực chờ' và 'ngừng ăn thịt thú rừng' kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Các sinh viên Đại học Nông lâm Huế nhảy vũ điệu "nguy cơ chực chờ" và "ngừng ăn thịt thú rừng" kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: .

Ngày 7/4, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với trường Đại học Nông lâm Huế tổ chức buổi tọa đàm "Sinh viên với Hành động vì động vật hoang dã".

Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho sinh viên đồng thời, phát huy vai trò của sinh viên trong việc cắt đứt chuỗi tiêu thụ động vật hoang dã ở Thừa Thiên - Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Theo khảo sát của WWF-Vietnam, một trong những hành vi phổ biến và tồn tại ở mức đáng báo động tại nhiều địa phương hiện nay là tiêu thụ thịt động vật hoang dã.

Tại sự kiện, các sinh viên được các chuyên gia, nhà quản lý thông tin nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Tại sự kiện, các sinh viên được các chuyên gia, nhà quản lý thông tin nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Vietnam) thực hiện trong năm 2021-2022 cho thấy, số lần ăn thịt động vật hoang dã trung bình của nhóm người có tiêu thụ thịt động vật hoang dã là 7 lần/năm và chi khoảng 400.000 đồng/lần/người.

Ba nhóm khách hàng chính tiêu thụ thịt động vật hoang dã nằm trong độ tuổi từ 20-49. Những người trẻ tuổi, bao gồm thanh niên và sinh viên có nguy cơ cao trong việc trở thành người tiêu dùng thịt thú rừng trái phép nếu không được cảnh báo sớm.

Tuy vậy, nhóm người trẻ tuổi cũng có thể đóng vai trò quan trọng đối với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đồng thời vận động chính các bạn cùng thế hệ, các thế hệ trẻ khác hiểu đúng về hoạt động bảo vệ động vật hoang dã. Từ đó hướng tới mục tiêu giúp cộng đồng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Sinh viên Đại học Nông lâm Huế tham gia tìm hiểu về bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Sinh viên Đại học Nông lâm Huế tham gia tìm hiểu về bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: CĐ.

Trong khuôn khổ sự kiện, hơn 250 sinh viên trường Đại học Nông Lâm Huế thuộc Đại học Huế cùng với các đại biểu đến từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, WWF-Vietnam và Đại học Nông lâm Huế đã cùng thảo luận, trình bày qua  điểm cá nhân về sự hiểu biết, trải nghiệm liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đã dạng sinh học.

Thông qua trò chơi, mini game, các sinh viên cũng đã cùng nhau tìm hiểu thông tin liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, lần đầu tiên tại sự kiện, các bạn sinh viên trường Đại học Nông lâm Huế đã cùng nhau nhảy vũ điệu "nguy cơ chực chờ" và "ngừng ăn thịt thú rừng" như một cách thể hiện thông điệp của giới trẻ đối với việc bảo vệ động vật hoang dã.

Tham gia sự kiện, các sinh viên còn được các diễn giả là chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã, các nhà quản lý góp ý, cung cấp thông tin liên quan đến pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, thực trạng buôn bán, sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã...

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 2.750 cây xanh dọc tuyến đèo Prenn

Tỉnh Lâm Đồng phát động ‘Tết trồng cây’ trồng 2.750 cây xanh dọc tuyến đèo Prenn, nhằm thực hiện đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.