| Hotline: 0983.970.780

Hãy giúp đỡ gia đình chị Pả

Chủ Nhật 16/09/2018 , 07:50 (GMT+7)

Từ xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) vào định cư tại thôn Ea Lang, xã Cư Pui năm 2009, gia đình chị Hoàng Thị Pà (42 tuổi, dân tộc Mông) ở thôn Ea Lang, xã Cư Pui (Krông Bông- Đắk Lắk) là một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất ở thôn Ea Lang.

Vì nghèo đói, không có giấy tờ tùy thân nên cả 6 người con trong gia đình đều bị thất học.

20-21-39_gi_dinh_chi_p_vn_phi_o_trong_cn_nh_tm_bo
Mẹ con chị Hoàng Thị Pà bên căn nhà tạm bợ

Gia đình chị Pà có 8 người (hai vợ chồng và 6 người con) nhưng chỉ dựa vào 6 sào đất dốc trồng bắp nên quanh năm thiếu đói. Căn nhà 2 gian tuềnh toàng, tạm bợ chỉ đủ che nắng chứ không che được mưa. Đã vậy, chồng chị Pà lại suốt ngày rượu chè, ít khi đi làm. Việc nương rẫy và đi làm thuê để duy trì cuộc sống dựa vào sức khỏe yếu ớt của chị Pà. Trong một lần say rượu, chồng chị bị ngã xuống suối và tử vong. Một mình chị phải bươn chải để nuôi 6 đứa con.

Tuy vào định cư gần 10 năm tại xã Cư Pui nhưng đến nay gia đình chị Pà vẫn chưa có sổ hộ khẩu, chưa người nào trong gia đình có chứng minh nhân dân cũng như giấy khai sinh. Gia cảnh nghèo khó, lại không có giấy khai sinh nên cả 6 người con của chị không có ai được đi học. Chị Pà chia sẻ trong nước mắt: “Mình mồ côi cha mẹ nên trước đây có được đi học đâu. Chồng mình cũng vậy, chẳng biết lấy một chữ. Giờ những đứa con của mình cũng do nghèo khổ nên chúng đều bị mù chữ giống như bố mẹ”.

Đứa con gái lớn của chị là Thào Thị Mỵ sinh năm 2000 đã đi lấy chồng nhưng nhà chồng cũng khó khăn nên hàng ngày về nhà gửi con nhỏ cho chị Pà giữ để cùng với mấy đứa em đi làm thuê hoặc đi hàng chục km lấy măng về bán để lấy tiền trang trải qua ngày.

Em Thào Văn Dĩa (con thứ tư) sinh năm 2004 và em Thào Văn Dậu (con thứ năm), sinh năm 2008 thì đi làm thuê tại TP.Hồ Chí Minh từ năm 2016. Do còn quá nhỏ, không làm được việc nên em Dậu bị chủ lao động đánh đập, bỏ đói. Em đã bỏ trốn, đi lang thang. Em được lực lượng dân phòng ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (TP.Hồ Chí Minh) phát hiện, liên lạc với địa phương đưa em về vào tháng 4/2018.

Hiện nay gia đình chị Pà còn em Thào Văn Cường (con út của chị), sinh năm 2012 đã đến tuổi đi học, nhưng gia đình cũng không có điều kiện để em được đến trường. Phần vì khó khăn về kinh tế, phần vì không có giấy khai sinh, không có sách vở, quần áo.

Biết được hoàn cảnh gia đình của chị Pà, vừa qua ông Hoàng Văn Quả, trưởng thôn Ea Lang đã giúp chị Pà làm thủ tục đề nghị cấp trên cấp sổ hộ khẩu cho gia đình chị; Ban giám hiệu trường Tiểu học Cư Pui 2 (xã Cư Pui) cũng đã đến động viên gia đình cho em Cường đi học. Nhà trường đã hứa tặng các em sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập… Ông Quả cho biết: “Hiện nay gia đình chị Pà đã có sổ hộ khẩu. Sắp tới sẽ tiếp tục giúp gia đình chị Pà hoàn thành thủ tục đề nghị cấp trên cấp giấy khai sinh cho các cháu trong gia đình, để cháu có điều kiện được đến trường”.

20-21-39_vn_dong_con_chi_p_di_hoc
Ông Hoàng Văn Quả, Trưởng thôn Ea Lang và cô Trần Thị Xuyên, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Cư Pui 2 đến gia đình vận động chị Pà cho con đi học

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Hoàng Thị Pà ở thôn Ea Lang, xã Cư Pui (Krông Bông - Đắk Lắk)hoặc gửi về hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm