| Hotline: 0983.970.780

Hiến kế ngăn ngừa sâu vẽ bùa

Thứ Tư 19/06/2019 , 13:57 (GMT+7)

Theo các chuyên gia quốc tế, sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ - Tuta absoluta là loại dịch hại mới, đang "trên đường" tới các quốc gia Châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam…

Đặt bẫy dọc biên giới

Trước đó, sâu keo mùa thu cũng đã được thế giới cảnh báo sớm nhưng dịch bệnh này hiện đã lây lan vào nước ta từ Bắc xuống Nam.

Các chuyên gia quốc cảnh báo, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tiêu thụ rau quả nhiều nhất, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, do điều kiện thời tiết phù hợp cho loài sâu này phát triển nên các tỉnh ở phía nam Việt Nam và Campuchia có khả năng sẽ là nơi sẽ bị loại dịch hại tấn công sau Bangladesh, Nepal, Thái Lan và Myanmar.

Xuất hiện từ khoảng 100 năm trước, sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ - Tuta absoluta đã tấn công làm rụng lá, đục quả; năng suất cà chua bị sụt giảm nghiêm trọng. Loài sâu này có thể lan truyền từ nước này sang nước khác nhờ gió và nhất là thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa.

15-54-01_1
Cà chua bị sâu vẽ bùa gây hại.

Theo báo cáo của các nhà khoa học, từ năm 2006 sâu vẽ bùa đã tàn phá cà chua ở châu Âu, châu Phi, Địa Trung Hải và ở châu Á, gây tổn thất nặng nề.

Đến năm 2011, loại sâu này cũng đã làm thiệt hại 1 triệu ha diện tích canh tác cà chua. Do vậy, nếu không kịp thời ngăn chặn, sâu bệnh sẽ tấn công thì chi phí quản lý dịch hại cà chua sẽ tăng mạnh.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu mà thông qua các biện pháp sinh học như đặt bằng bẫy nước, cách ly cây trồng bằng nhà kính, cày đất sau khi thu hoạch, dùng thiên địch tự nhiên để diệt sâu bệnh.

Loại dịch hại này không chỉ ký chủ trên cây cà chua mà còn trên cây cà tím, tiêu, đậu phộng, thuốc lá… là một mối đe dọa lớn đến châu Á và châu Phi.

Ở Nam Mỹ, sâu vẽ bùa Tuta absoluta tấn công làm rụng lá, đục quả và gây hại nghiêm trọng năng suất cà chua. GS R. Muniappan, Giám đốc Chương trình đổi mới quản lý dịch hại tổng hợp, Đại học Virginia Tech (Mỹ) đề xuất Việt Nam cần đặt bẫy pheromone dọc biên giới Thái Lan và Campuchia. Cách ly cây trồng trong nhà lưới chống côn trùng, sử dụng cây giống sạch, luân canh với cây trồng không phải là cây ký chủ...

Theo GS R. Muniappan, hiện sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến sự lây lan của con sâu này từ các nước kế bên để tìm giải pháp đối phó.

"Cách nhận biết trước mắt đơn giản nhất là quan sát toàn bộ cánh đồng sẽ có triệu chứng như bị cháy sém khi quan sát từ xa, còn nếu đứng gần sẽ thấy bộ lá có màu đỏ tía và trên quả cà chua có nhiều lỗ đục nhỏ", GS nhấn mạnh.
 

Hiểm họa khôn lường

Theo các nhà khoa học của Đại học Viginia Tech, tổn thất kinh tế do sự xuất hiện của sâu vẽ bùa rất lớn. Trong năm đầu tiên xuất hiện loài này, Tây Ban Nha đã phải sử dụng 15 lần phun thuốc BVTV/vụ khiến chi phí tăng 450 Euro/ha. Khi sâu vẽ bùa tấn công, chi phí quản lý dịch hại cà chua sẽ tăng thêm 500 triệu USD/năm.

15-54-01_2
Sâu vẽ bùa lây lan nhanh gây hại khó lường.

Sâu vẽ bùa không bay quá xa, nhưng nếu không kiểm soát kỹ, chính con người làm lây lan dịch bệnh theo các đơn hàng xuất nhập khẩu hàng hóa. Thực tế, nước Mỹ đang phải kiểm soát rất gắt gao nguồn cà chua nhập khẩu vì sâu vẽ bùa đã có nguy cơ xuất hiện ở Mexico.

TS. K.R.M. Bhanu, Phòng Thí nghiệm nghiên cứu phòng trừ sinh học (BCL), Bộ môn quản lý dịch hại, Công ty TNHH Quản lý dịch hại Ấn Độ cũng cho rằng, không có biện pháp nào loại bỏ hoàn toàn dịch hại mới này, mà chỉ còn cách làm cho chúng phát triển chậm hơn.

PGS.TS Lê Văn Vàng, Trưởng khoa Nông nghiệp, ĐH Cần Thơ chia sẻ: Trước đây sâu keo mùa thu đã được các nhà khoa học quốc tế cảnh báo và thực tế chúng đang gây hại trên các vùng trồng bắp ở miền Bắc và đã lan vào Đồng Nai. Sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ chưa xuất hiện ở Việt Nam nhưng việc cảnh báo sớm là rất cần thiết để các địa phương chủ động khuyến cáo nông dân nhận biết ngay từ đầu và bàn các biện pháp hạn chế kịp thời.

Theo dự đoán của các chuyên gia, sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ - Tuta absoluta có thể sẽ “bay” vào nước ta trong năm tới. Để tránh nguy cơ cà chua bị tàn phá hàng loạt, việc quản lý cần phải phối hợp đồng bộ giữa các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và nhà vườn. Chủ động phòng chống sớm trước khi nó thành dịch lớn ở Việt Nam.

TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam: Như các chuyên gia quốc tế cảnh báo “nóng”, sâu vẽ bùa đã xuất hiện ở Thái Lan và sẽ “bay” tới Việt Nam qua con đường du nhập cây giống hay trái cà chua nhập khẩu. Do vậy, cần tăng cường khâu kiểm dịch kỹ tại các khu vực cửa khẩu, tuyên truyền rộng rãi sử dụng bẫy pheromone nhằm giảm mật số sâu vẽ bùa.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm