| Hotline: 0983.970.780

Hộ đê là gì, trách nhiệm tổ chức hộ đê đến đâu?

Thứ Tư 11/09/2024 , 08:07 (GMT+7)

Hộ đê là hoạt động bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến đê điều khi xảy ra sự cố.

Theo đó, hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của hệ thống đê điều.

Xe hộ đê được miễn phí cầu đường. Ảnh: internet

Xe hộ đê được miễn phí cầu đường. Ảnh: internet

Căn cứ theo Điều 36 Luật Đê điều 2006, điểm d khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức hộ đê

  • Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
  • Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
  • Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
  • Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.

Tổ chức hộ đê là trách nhiệm của cơ quan sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.

- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.

- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.

Ai có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê?

Tại khoản 2 Điều 35 Luật Đê điều 2006, điểm b và điểm c khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động;

- Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Thủ trưởng cơ quan trung ương là thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

- Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất.

Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

(TH)

Xem thêm
98 cán bộ, viên chức tỉnh Trà Vinh xin nghỉ theo Nghị định 178

Trà Vinh Tính đến ngày 17/2, Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận 98 đơn xin nghỉ việc theo chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 của Chính phủ.

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP. HCM

Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với thực tế từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Trà Sơn, tay em cầm nhật thực

Câu chuyện kinh tế trang trại, làm giàu nhờ trang trại từ vùng Trà Sơn, Can Lộc, minh chứng hùng hồn, không có gì tuyệt vời bằng làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Bình luận mới nhất