| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ sản xuất VietGAP

Thứ Tư 24/12/2014 , 10:38 (GMT+7)

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định về áp dụng quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp và thủy sản.

Danh mục sản phẩm được hỗ trợ gồm rau, củ, quả, nấm ăn, chè, cà phê, lúa, điều, atisô, diệp hạ châu (sản phẩm trồng trọt); lợn thịt, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, bò sữa, ong (sản phẩm chăn nuôi); cá tầm và cá hồi vân (thủy sản).

Trong điều kiện nguồn lực của ngân sách nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nên tỉnh ưu tiên cho các cơ sở SX có nguy cơ mất an toàn cao theo thứ tự ưu tiên: Rau, củ, quả có quy mô trên 1 ha/cơ sở; lợn thịt có quy mô trên 100 con/cơ sở, gia cầm có quy mô trên 3.000 con/cơ sở; chè có quy mô trên 2 ha/cơ sở; và sơ chế chè có quy mô trên 200 tấn thành phẩm/cơ sở/năm.

Các cơ sở này còn được hỗ trợ 5.000.000 đ/cơ sở để phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm trước và sau khi thực hiện mô hình; hỗ trợ 5.000.000 đ/cơ sở để thuê tổ chức tư vấn kỹ thuật, đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động tại cơ sở áp dụng VietGAP; hỗ trợ 100% chi phí và không quá 15.000.000 đ/cơ sở để thuê tổ chức chứng nhận để đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP lần đầu...

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.