| Hotline: 0983.970.780

Hòa Bình xử lý nghiêm hành vi tận diệt giun đất bằng kích điện

Thứ Ba 22/08/2023 , 08:50 (GMT+7)

Sở TN-MT Hòa Bình vừa ra văn bản ngăn chặn, xử lý khai thác giun đất trái phép, loại trừ những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp.

Việc khai thác giun đất trái phép có thể là hành vi hủy hoại đất.

Việc khai thác giun đất trái phép có thể là hành vi hủy hoại đất.

Thực hiện các văn bản của tỉnh về việc xử lý đồng bộ và triệt để việc đánh bắt giun đất bằng máy kích điện và sấy giun trên địa bàn tỉnh, ngày 21/8, Sở TN-MT Hòa Bình ra có văn bản để ngăn chặn tình trạng khai thác giun đất trái phép, loại trừ những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Bài liên quan

Căn cứ Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận việc khai thác giun đất bằng kích điện, chưa ghi nhận việc khai thác giun đất bằng hóa chất. Chưa có nghiên cứu, ghi nhận về việc gây ô nhiễm môi trường của hành vi dùng kích điện để khai thác giun đất.

Tuy nhiên, giun đất đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên cũng như dòng chảy năng lượng của thế giới sống. Đối với loại đất màu mỡ, số lượng giun dao động tầm 300 - 500 con/m2.

Càng có nhiều giun nghĩa là chất lượng đất tại khu vực đó càng tốt. Bên cạnh đó, việc sơ chế giun sẽ phát sinh nước thải, khí thải, mùi hôi thối, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Bài liên quan

Do đó, hành động “tận diệt” giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất bằng hình thức kích điện như con dao chặt đứt chu trình cải tạo đất trong tự nhiên, làm suy giảm chất lượng đất canh tác nông nghiệp, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể cũng như chế tài xử lý đối với hành vi dùng kích điện khai thác giun đất. Tuy nhiên, căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt được đưa ra ở nhiều mức. Trong đó, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 1 héc ta trở lên.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm đối với các cơ sở thu gom, mua bán, sơ chế giun đất không có đầy đủ hồ sơ môi trường theo quy định và không có các công trình, biện pháp bảo vệ vệ môi trường thì mức xử phạt quy định cụ thể tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hoạt động thu gom, sơ chế giun đất trái phép có thể bị xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hoạt động thu gom, sơ chế giun đất trái phép có thể bị xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Qua văn bản này, Sở TN-MT Hòa Bình đề nghị UBND các huyện, thành phố và cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người trực tiếp có hoạt động kích giun đất, các cơ sở, hộ gia đình sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất. Khuyến khích người dân tích cực phát giác, thông báo cho lực lượng chức năng khi phát hiện hoạt động kích điện, sơ chế giun trái phép để có biện pháp xử lý vi phạm.

Bài liên quan

Tổ chức kiểm tra (thường xuyên và đột xuất) đối với các cơ sở thu gom, sơ chế, mua bán giun đất, kịp thời phát hiện những cơ sở hoạt động chui, không có đầy đủ hồ sơ pháp lý, xử lý nghiêm theo quy định (đình chỉ hoạt động, tháo dỡ nhà xưởng sơ chế, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu tang vật…).

Sở TN-MT Hòa Bình cũng yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, phát hiện, ngăn chặn đồng thời xử lý nghiêm, kịp thời các đối tượng có hành vi bắt giun bằng kích điện gây suy giảm chất lượng đất.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện hướng dẫn của Sở NN-PTNT tại văn bản số 2640/SNN-TT&BVTV ngày 22/12/2020 về việc vận dụng quy định pháp luật trong quản lý khai thác, vận chuyển, buôn bán giun đất.

Trước đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam có loạt bài "Hòa Bình rập rình kích giun", phản ánh vấn nạn đánh bắt giun đất bằng máy kích điện trên địa bàn tỉnh, gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt là đối với dân người sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.