| Hotline: 0983.970.780

Hoa Kỳ bàn giao cơ sở huấn luyện Kiểm ngư hiện đại cho Việt Nam

Thứ Hai 13/06/2022 , 17:49 (GMT+7)

Lễ bàn giao cơ sở huấn luyện Kiểm ngư tại Phú Quốc giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Bộ NN-PTNT diễn ra ngày 13/6 tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Ngài Todd D. Robinson và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng các đại biểu cắt băng khánh thành, tiếp nhận bàn giao cơ sở huấn luyện Kiểm ngư tại đảo Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Ngài Todd D. Robinson và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng các đại biểu cắt băng khánh thành, tiếp nhận bàn giao cơ sở huấn luyện Kiểm ngư tại đảo Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Đến dự lễ bàn giao, có Ngài Todd D. Robinson, Trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng các cộng sự từ Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đại diện phía Việt Nam tiếp nhận bàn giao cơ sở.

Cơ sở huấn luyện Kiểm ngư tại Phú Quốc có với tổng ngân sách đầu tư 1,98 triệu USD, do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ cộng nguồn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cơ sở hoàn thiện tháng 5 năm 2021 giúp đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện cho lực lượng Kiểm ngư Trung ương và 28 tỉnh, thành ven biển của Việt Nam.

Việc hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ là minh chứng điển hình cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, đảm bảo an toàn cho ngư dân và các hoạt động khai thác thủy hải sản.

Ngài Todd D. Robinson, Trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế Hoa Kỳ phát biểu tại buổi làm việc với Bộ NN-PTNT. Ảnh: Trung Chánh.

Ngài Todd D. Robinson, Trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế Hoa Kỳ phát biểu tại buổi làm việc với Bộ NN-PTNT. Ảnh: Trung Chánh.

Phát biểu tại lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Bộ Ngoại giao, Chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế Hoa Kỳ đã quan tâm và dành sự hỗ trợ quý báu cho Chính phủ Việt Nam, ngành thủy sản nói chung và lực lượng Kiểm ngư Việt Nam nói riêng.

Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo Cục Kiểm ngư, đơn vị tiếp nhận sử dụng cơ sở huấn luyện Kiểm ngư đúng mục đích và hiệu quả như đã cam kết với phía Hoa Kỳ.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản, với vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, bờ biển dài trên 3.260km, diện tích vùng nội thuỷ, lãnh hải 226.000km2 và diện tích vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2. Cả nước có gần 4 triệu ngư dân hoạt động nghề cá trên biển.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, đại diện phía Việt Nam tham dự buổi lễ và tiếp nhận bàn giao. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, đại diện phía Việt Nam tham dự buổi lễ và tiếp nhận bàn giao. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đó, Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước nằm trong Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN-PTNT, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật thủy sản, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển.

Do đó, đòi hỏi người thực thi phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu về pháp luật thủy sản, các loại nghề khai thác, các hành vi vi phạm, kiến thức quản lý biển, các kỹ năng tác nghiệp trên biển và hiểu biết về các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, Kiểm ngư còn là lực lượng tham gia hỗ trợ ngư dân, tìm kiếm cứu nạn và đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu với Lực lượng Kiểm ngư và Thanh tra thủy sản các địa phương tham gia lớp tấp huấn do Lực lượng phòng vệ bờ biển do phía Hoa Kỳ giảng dạy. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu với Lực lượng Kiểm ngư và Thanh tra thủy sản các địa phương tham gia lớp tấp huấn do Lực lượng phòng vệ bờ biển do phía Hoa Kỳ giảng dạy. Ảnh: Trung Chánh.

Những năm gần đây, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã được Chính phủ dành nhiều sự quan tâm phát triển, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và nâng cao năng lực của lực lượng Kiểm ngư. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động của lực lượng Kiểm ngư đã nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ trong công tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển.

Ngay sau lễ bàn giao, Ngài Todd D. Robinson, Trợ lý Ngoại trưởng Hòa Kỳ và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng các đại biểu đã dự Lễ khai mạc Khóa huấn luyện sỹ quan cho Lực lượng Kiểm Ngư và Thanh tra thủy sản địa phương, được giảng dạy bởi Lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.

Đây là một trong những hoạt động lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm từ các giảng viên Hoa Kỳ.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm