| Hotline: 0983.970.780

Huấn luyện giảng viên nguồn hỗ trợ nâng cao năng lực hợp tác xã

Thứ Năm 14/04/2022 , 14:04 (GMT+7)

ĐBSCL Các học viên sẽ được huấn luyện trở thành giảng viên nguồn để hỗ trợ xây dựng năng lực kinh doanh cho các hợp tác xã lúa gạo tại ĐBSCL.

TS Võ Thị kim Sa, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II, phát biểu khai giảng khóa huấn luyện giảng viên nguồn - TOT cho các địa phương vùng ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

TS Võ Thị kim Sa, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II, phát biểu khai giảng khóa huấn luyện giảng viên nguồn - TOT cho các địa phương vùng ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Sáng 14/4, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, trong khuôn khổ Dự án của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh Việt Nam (GIC) và Công ty Tư vấn (GFA) phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II khai giảng Khóa huấn luyện giảng viên nguồn (TOT) – Xây dựng năng lực kinh doanh cho các Hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL. Khóa huấn luyện được tổ chức trong vòng 10 ngày, với mục tiêu là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cấp tỉnh và chuẩn hóa bộ tài liệu giảng dạy. Lớp có 19 học viên đến từ các Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt – BVTV, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ. 

Phát biểu khai giảng khóa huấn luyện, TS Võ Thị kim Sa, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II cho biết, thông qua những giảng viên nguồn được đào tạo, sẽ giúp hỗ trợ cho các hợp tác xã xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, marketing quảng bá sản phẩm. Từ đó, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, tăng thu nhập cho xã viên nông dân.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang đánh giá khóa huấn luyện giảng viên nguồn sẽ tạo cơ hội để các địa phương phát triển, nâng cao chất lượng cây lúa cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang đánh giá khóa huấn luyện giảng viên nguồn sẽ tạo cơ hội để các địa phương phát triển, nâng cao chất lượng cây lúa cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, Hậu Giang là tỉnh thuần nông, với khoảng 75% dân số làm nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 Liên hiệp hợp tác xã và 196 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 85 hợp tác xã lúa gạo. Tuy nhiên, hoạt động của các hợp tác xã còn khó khăn do qui mô nhỏ, số lượng thành viên ít, nguồn vốn hạn chế, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về nhiều mặt.

“Hậu Giang rất vinh hạnh được chọn là điểm tổ chức khóa huấn luyện “Xây dựng năng lực kinh doanh cho các hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL” cho đội ngũ giảng viên nguồn của 3 đơn vị TP Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang. Đây là cơ hội để các địa phương phát triển, nâng cao chất lượng cây lúa cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh lúa gạo”, ông Giao đánh giá.

Các giảng viên nguồn TOT sau khi được huấn luyện sẽ tiếp cận đến hơn 80 hợp tác xã lúa gạo trong năm 2022 nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực về quản trị, định hướng kinh doanh, liên kết tiêu thụ và quản lý tài chính. Ảnh: Trung Chánh.

Các giảng viên nguồn TOT sau khi được huấn luyện sẽ tiếp cận đến hơn 80 hợp tác xã lúa gạo trong năm 2022 nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực về quản trị, định hướng kinh doanh, liên kết tiêu thụ và quản lý tài chính. Ảnh: Trung Chánh.

Chương trình “Các Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong ngành Nông nghiệp và Thực phẩm”, Hợp phần Việt Nam (GIC Việt Nam) do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp thực hiện. Thông qua thúc đẩy các đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, dự án sẽ đẩy mạnh phát triển nông thôn bền vững tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ. Dự án góp phần thực hiện các mục tiêu về tăng thu nhập và việc làm, thúc đẩy kinh doanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án các Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh Việt Nam (GIC) thực hiện là thúc đẩy sự phát triển của hợp tác xã lúa gạo sản xuất theo chuỗi giá trị. Dự án sẽ tiếp cận đến hơn 80 hợp tác xã lúa gạo trong năm 2022 nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực về quản trị, định hướng kinh doanh, liên kết tiêu thụ và quản lý tài chính. Chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu và năng lực hợp tác xã, phù hợp với thực tiễn sản xuất lúa gạo hiện nay tại vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.