| Hotline: 0983.970.780

Hướng dẫn sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa ở đồng bằng Bắc bộ

Thứ Năm 24/01/2013 , 10:12 (GMT+7)

Sử dụng phân Đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền...

- Chủng loại phân bón: Dùng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây lúa:

+ Bón lót: Bằng phân ĐYT NPK 6.11.2 chuyên dùng bón lót cho lúa (dạng trộn 3 hạt). Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=6%, P2O5=11%, K2O=2%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=10%, CaO=20%, SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.

+ Bón thúc: Bằng phân ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa (dạng trộn 3 hạt). Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=16%, P2O5=5%, K2O=17%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=5%, CaO=8%, SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.


Sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển giúp cây lúa khỏe, cứng lá, chống 
chịu sâu bệnh tốt

- Mức bón: kg/sào 360 m2: 

1. Đối với lúa Xuân: 

Giống lúa

Bón lót

Bón thúc đẻ nhánh

Lúa thuần

200-300kg phân chuồng mục + 20-25kg phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt)

10-12kg phân ĐYT NPK 16.5.17

(dạng trộn 3 hạt)

Lúa lai

200-300kg phân chuồng mục + 20-25kg phân ĐYT NKP 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt)

12-15kg phân ĐYT NPK 16.5.17

(dạng trộn 3 hạt)

2. Đối với lúa Mùa:

Giống lúa

Bón lót

Bón thúc đẻ nhánh

Lúa thuần

200-300kg phân chuồng mục + 20-25kg phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt)

8-10 kg phân ĐYT NPK 16.5.17

(dạng trộn 3 hạt)

Lúa lai

200-300kg phân chuồng mục + 20-25kg phân ĐYT NKP 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt)

12-14 kg phân ĐYT NPK 16.5.17

(dạng trộn 3 hạt)

- Cách bón:

1. Bón lót:

- Đối với lúa cấy: Bón lúc bừa hoặc trước khi bừa lần cuối, cùng với phân chuồng để vùi sâu phân xuống dưới, sau đó để lắng đất, gạn bớt nước trong rồi mới cấy. Trường hợp nước lớn, ruộng có bờ bao, nước không chảy vẫn bón bình thường, lưu ý tránh không để chảy mất nước đục sẽ mất phân.

- Đối với lúa gieo sạ: Bón ngay khi bừa chít trước khi lên luống gieo xạ.

Nếu không có phân chuồng thì bón tăng lượng phân ĐYT NPK 6.11.2 bón lót thêm 2-3 kg/sào.

2. Bón thúc:

- Đối với lúa cấy: Trong vụ Xuân, bón thúc ngay khi lúa ra lá mới (lá nõn dong); trong vụ Mùa, bón sau cấy 7- 10 ngày.

- Đối với lúa gieo sạ: Trong vụ Xuân, bón khi cây lúa có 3,5 – 4 lá (lúa bắt đầu đẻ nhánh); trong vụ Mùa, bón khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Chỉ ở những chân ruộng mỏng mầu, rão nước, cát pha thì mới phải bón thúc lần 2 vào thời kỳ đón đòng, dùng 4kg - 5kg NPK 16.5.17 để thúc vào buổi chiều tạnh nắng, tuyệt đối không để phân dính trên lá.  

Lưu ý: Sử dụng phân Đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng. Sử dụng phân Đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa theo đúng chỉ dẫn không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, là chìa khoá để đạt được hiệu quả thâm canh cao.

CÔNG TY CP PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN

- Đơn vị đạt 4 danh hiệu Anh hùng

- DN Phân bón duy nhất đạt TOPTEN Thương hiệu Việt 2011

- TOPTEN Sản phẩm vàng 2012

- Đường Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội)

- ĐT: 043.688.4489; Website: www.Vafco.vn

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.