| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã nông nghiệp trong cơn khát vốn [Bài 3]: 'Ông lớn' cũng... kêu trời

Thứ Năm 25/08/2022 , 06:39 (GMT+7)

HTX Nông nghiệp Phước Hưng (huyện Tuy Phước), là ‘ông lớn’ trong hệ thống HTX ở Bình Định nhưng cũng khát vốn, muốn tiếp cận vốn vay của ngân hàng nhưng đành ‘bó tay’.

Nhu cầu về vốn là… vô đáy

Tham khảo qua nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn Bình Định, nơi nào chúng tôi cũng nghe những lời ca thán về chuyện “khát vốn” để hoạt động, nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, dù HTX ấy có cơ ngơi bề thế đến chừng nào.

Empty

Trụ sở HTX Nông nghiệp Phước Hưng (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Để xác thực, chúng tôi tìm đến HTX Nông nghiệp Phước Hưng (huyện Tuy Phước), đơn vị được mệnh danh là “con chim đầu đàn” trong hệ thống HTX nông nghiệp ở Bình Định. Hiện HTX Nông nghiệp Phước Hưng đang sở hữu tổng nguồn vốn hơn 16 tỷ đồng, trong đó có khoảng 10 tỷ là vốn lưu động phục vụ cho chuỗi hoạt động của HTX gồm 8 dịch vụ: Thủy lợi; cung ứng vật tư nông nghiệp; điện; tín dụng nội bộ; xăng dầu; máy cuốn rơm rạ; liên kết sản xuất lúa giống; nhà máy xay xát gạo để xây dựng thương hiệu “Gạo quê Phước Hưng” đã được cung ứng ra thị trường.

Riêng dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp là hoạt động kinh doanh, nhưng do đặc thù là đơn vị “kinh tế tập thể” nên chẳng mang lại chút lợi nhuận nào, chủ yếu là phục vụ cho thành viên HTX. Mỗi vụ sản xuất HTX Nông nghiệp Phước Hưng cung ứng khoảng 300 tấn phân bón. Trong bối cảnh phân bón tăng giá cao ngất, HTX phải cần nhiều vốn để mua về cung ứng cho xã viên. Thế nhưng vốn của HTX đã đổ hết vào các dịch vụ khác, lại không vay được vốn của các tổ chức tín dụng, HTX Nông nghiệp Phước Hưng phải mua nợ phân bón với giá cao để có phục vụ cho nông dân. Đã thế, khi ra kinh doanh HTX lại không thể cạnh tranh với các cơ sở tư nhân.

“HTX mua bán thứ gì cùng phải vào sổ sách, tư thương thì nông dân chỉ cần gọi điện thoại là phân bón được chở đến nhà. Nông dân mua phân bón của HTX chỉ dựa vào lòng tin là phân bón của HTX đảm bảo chất lượng, đảm bảo trọng lượng nên dịch vụ này mới duy trì được trong bối cảnh khó khăn này. HTX hoạt động dịch vụ cung ứng phân bón chủ yếu để bảo tồn kho tàng, đủ trả lương cho nhân viên, chứ đầu tư cao mà lời lãi không bao nhiêu. Đây là dịch vụ kinh doanh nhưng hầu như mang tính phục vụ là chính”, ông Trần Tăng Long, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hưng chia sẻ.

Cũng theo ông Long, dịch vụ xăng dầu của HTX cũng cần vốn rất nhiều, nhất là thời gian gần đây xăng dầu tăng giá cao ngất, một lần nhập kho xăng dầu là “hầu bao” của HTX cạn kiệt. Mua xăng dầu thì nợ không được nhiều, chỉ khoảng 20%, thế nhưng khách hàng chạy xe tải cũng thường xuyên đổ dầu nợ nên tiền vốn hoạt động của dịch vụ này không “xoay vòng” được.

Empty

Nhà kho chứa phân bón để cung ứng cho nông dân của HTX Nông nghiệp Phước Hưng (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Ở HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (huyện Tuy Phước), chuyện “khát” vốn trong hoạt động cũng rất “nhức nhối”. Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp, đơn vị này đặc biệt cần vốn mua phân bón và thuốc BVTV để cung ứng cho nông dân, mỗi vụ sản xuất HTX Phước Hiệp cần khoảng 1,5 tỷ đồng để hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp. Thế nhưng do không vay được vốn từ các tổ chức tín dụng, HTX phải mua nợ với giá cao, kể như HTX phải chịu mất 1 khoản lãi cho phía đầu bên kia, sau khi cung ứng cho nông dân HTX chẳng còn lại bao nhiêu lãi.

Giám đốc lấy sổ nhà riêng vay vốn lo việc HTX

Không tiếp cận được nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, nhiều HTX nông nghiệp có chuyện cấp bách mà trong tay không có tiền, người có trách nhiệm cao nhất HTX phải lấy sổ đỏ nhà riêng ra “cắm” vào ngân hàng để vay vốn.

Ví như vụ đông xuân 2021-2022 vừa qua, HTX Nông nghiệp Phước Hưng liên kết với các doanh nghiệp sản xuất giống lúa. Vụ đó HTX Nông nghiệp Phước Hưng sản xuất đến 270 ha diện tích lúa giống. Lúa chín sởn sơ, gần cho thu hoạch thì trên địa bàn Bình Định bỗng dưng xuất hiện mưa trái mùa, mưa dữ dội, lúa đông xuân ngã rạp, ngập, bị thiệt hại đến hơn 15.000ha. Đợt này, HTX Nông nghiệp Phước Hưng sản xuất đến 270ha lúa giống, thế nhưng thu hoạch bán lúa giống được chỉ 30%, số còn lại do lúa bị ngã đổ, ngập trong nước nên các doanh nghiệp không thể thu mua để làm giống.

Empty

Nhà máy xay xát gạo của HTX Nông nghiệp Phước Hưng (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Không cam lòng để nông dân chịu thiệt thòi, HTX Nông nghiệp Phước Hưng quyết định thu mua hết số lúa nói trên với giá lúa thương phẩm, sau đó tìm đầu ra để tiêu thụ. Thế là HTX Phước Hưng phải chạy vạy để có tiền mua 300-400 tấn lúa. Với giá 6.100đ-6.400đ/kg, HTX cần phải có đến hàng chục tỷ đồng để mua lúa cho dân. Bí quá, khi ấy, ông Trần Tăng Long, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hưng, phải lấy sổ đỏ nhà riêng ra vay để gọi là có chút tiền ứng trước cho nông dân, phần lớn còn lại nông dân cho nợ. Sau đó, HTX Nông nghiệp Phước Hưng phải lặn lội vào tận Long An để tìm khách hàng, may quá kết nối được với 1 số doanh nghiệp mua lúa về xay để làm thức ăn chăn nuôi, thế là HTX Nông nghiệp Phước Hưng giải được “gánh nợ trách nhiệm” với nông dân, đồng thời “giải thoát” được sổ đỏ nhà riêng ra khỏi ngân hàng .

Hoặc như mới đây, HTX Nông nghiệp Phước Hưng có nguyện vọng muốn đầu tư nhà máy sấy lúa công nghệ cao để phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu “Gạo quê Phước Hưng”. Để xây dựng nhà máy sấy này HTX cần phải có 5 tỷ đồng để làm nhà kho, mua trang thiết bị. Theo cơ chế hỗ trợ UBND huyện Tuy Phước mới ban hành thì ngân sách huyện hỗ trợ 50%, ngân sách xã hỗ trợ 30%, còn 20% HTX phải có vốn đối ứng.

“HTX đang “đói” vốn, tôi đã nghĩ đến chuyện nếu thiếu thì lại phải lấy sổ đỏ “cắm” vào ngân hàng vay vốn để đối ứng. Vay được vốn để làm công chuyện rồi phải lo tìm mọi cách trả, để nhanh thoát mức lãi suất cao ngất, ít nhất cũng 7,5-7,8%”, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hưng Trần Tăng Long, bộc bạch.

Empty

Mô hình sản xuất giống lúa BC15 của HTX Nông nghiệp Phước Hưng (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Long, dù HTX cơ sở bề bề, có nhà kho to đùng, có cả nhà máy xay xát gạo, thế nhưng những tài sản này các ngân hàng không chấp nhận là tài sản thế chấp để vay vốn. Theo giải thích của các tổ chức tín dụng, các công trình nói trên là Nhà nước giao đất và cấp sổ đỏ cho HTX sử dụng, đây là “của chung” nên không ai có thể đứng ra thế chấp ngân hàng để vay vốn. Đứng ra vay vốn phải là người đại diện pháp luật của HTX là ông giám đốc. Thế nhưng giám đốc HTX làm việc có thời hạn, nếu về sau ông giám đốc này nghỉ việc mà tiền vay của HTX vẫn còn “dính” thì các tổ chức tín dụng sợ không đòi được nợ với người giám đốc mới. Chính vì lý do đó mà các HTX nông nghiệp dù có “đói” vốn đến cỡ nào cũng không thể tiếp cận được với vốn vay từ các tổ chức tín dụng.

"Thậm chí đến cả nguồn vốn của Liên minh HTX Bình Định, đây là nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX đã được UBND tỉnh Bình Định chuyển sang Liên minh HTX Bình Định quản lý, nhưng các HTX Nông nghiệp vẫn không tiếp cận được. Bởi, muốn vay từ nguồn này các HTX Nông nghiệp cũng cần phải có tài sản thế chấp như vay vốn ngân hàng.

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX hoạt động như ngân hàng, ai muốn vay cần phải có tài sản thế chấp. Cơ sở vật chất của các HTX không thể thế chấp được, vì trước đây Nhà nước giao đất cho HTX sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất. Bao nhiêu lần đối thoại với các HTX nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn chưa giải được”, ông Ngô Thanh Lý, Chủ tịch Liên minh HTX Bình Định nói.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm