| Hotline: 0983.970.780

ILRI tạo ra nhiều ứng viên vacxin ASFV

Thứ Hai 18/11/2024 , 17:10 (GMT+7)

Với phương pháp chỉnh sửa nhanh CRISPR/Cas9, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) đã tạo ra nhiều ứng viên vacxin ASFV hứa hẹn các đặc tính về an toàn và hiệu quả.

Các đại biểu tham dự IVVN 2024 xem các poster trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Sơn Trang.

Các đại biểu tham dự IVVN 2024 xem các poster trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Sơn Trang.

Hội nghị Mạng lưới Vacxin Thú y Quốc tế 2024 (IVVN 2024) vừa được tổ chức ở TP.HCM. Thông tin của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) trong khuôn khổ Hội nghị cho hay, virus dịch tả lợn Châu Phi (ASFV) là một bệnh virus gây chết lợn, trước đây lưu hành chủ yếu tại các quốc gia cận Sahara ở châu Phi.

Trong thời gian qua, bệnh này tiếp tục xâm nhập vào các vùng lãnh thổ mới, với các đợt bùng phát gần đây ở châu Âu và châu Á. Sự mở rộng địa lý này tạo ra mối đe dọa kinh tế đáng kể đối với ngành chăn nuôi lợn toàn cầu. Vì vậy, một yêu cầu cấp bách đang được đặt ra là sử dụng các công nghệ để phát triển vacxin an toàn và hiệu quả nhằm chống lại bệnh này.

Theo các phương pháp truyền thống để tạo các chủng ASFV tiềm năng cho vacxin nhược độc đã dựa vào kỹ thuật tái tổ hợp đồng nhất cổ điển và qua chuỗi cấy chuyển nhiều đời. Tuy nhiên, phương pháp tái tổ hợp đồng nhất gặp phải những hạn chế, chủ yếu do hiệu quả thấp trong việc tái tổ hợp giữa bộ gen ASFV và các plasmid được đưa vào. Ngoài ra, cả hai phương pháp này đều yêu cầu nhiều vòng sàng lọc để sàng lọc các virus đột biến có mang các gen sửa đổi mong muốn từ các virus tự nhiên phổ biến. Quá trình tinh khiết này gây ra những phức tạp và có thể vô tình làm thay đổi virus, gây khó khăn trong việc tách các chủng đột biến đích.

Để vượt qua những thách thức này, ILRI đã sử dụng phương pháp chỉnh sửa nhanh CRISPR/Cas9 để thúc đẩy việc tạo ra các ứng viên vacxin ASFV phù hợp, tập trung vào virus genotype IX từ Kenya. Bằng cách tận dụng cơ chế sửa chữa theo hướng đồng dạng (HDR) của CRISPR/Cas9 kết hợp với hệ thống nhân bản nhanh chóng và hiệu quả về chi phí, ILRI đã tạo ra các chủng virus ASFV đột biến không mang gen A238L (5EL) trong bộ gen ASFV type IX có độc lực cao trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Kết quả này cho thấy sự cải tiến đáng kể so với các kỹ thuật tái tổ hợp đồng nhất truyền thống kết hợp với các quy trình tinh khiết chuẩn, thường yêu cầu lên tới 6 tháng. Thời gian rút ngắn và hiệu quả cao hơn của phương pháp này nhấn mạnh tiềm năng như một công cụ tốt trong việc phát triển vacxin phòng ASFV và các tác nhân gây bệnh liên quan.

Thông qua phương pháp sáng tạo này, ILRI đã thành công trong việc tạo ra nhiều ứng viên vacxin ASFV hứa hẹn các đặc tính về an toàn và hiệu quả.

Xem thêm
Hỗ trợ dê, cừu giống cho hộ liên kết chăn nuôi

NINH THUẬN Năm 2024, 260 con dê và 300 con cừu giống (ngân sách nhà nước hỗ trợ 60%) sẽ được bàn giao cho 42 hộ tham gia liên kết tại huyện Ninh Hải và Ninh Phước

Khắc phục hiện tượng cháy lá cây sầu riêng

BẾN TRE UBND xã Vĩnh Bình phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) vừa tổ chức hội thảo khắc phục hiện tượng cháy lá, rụng lá trên cây sầu riêng.

Giới thiệu nhiều vật tư, công nghệ, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp

TP.HCM Ngày 13/11, tại TP.HCM đã khai mạc Triển lãm quốc tế Sản phẩm, thiết bị, vật tư và phân bón nông nghiệp (Growtech 2024).