| Hotline: 0983.970.780

Kết quả bước đầu khảo nghiệm giống ngô biến đổi gen

Thứ Ba 07/09/2010 , 10:23 (GMT+7)

Nhằm đưa vào sản xuất một số giống biến đổi gen (bông, ngô, đậu tương) vào năm 2011 theo tinh thần của Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 26/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020", được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN- PTNT đã Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen, tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký Tổ chức khảo nghiệm và chỉ định được 6 đơn vị khảo nghiệm khảo nghiệm đánh giá rủi ro cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học thuộc Bộ, đồng thời đánh giá hồ sơ đăng ký đăng ký khảo nghiệm giống ngô biến đổi gen của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Văn phòng đại diện công ty Mosanto Thái Lan, Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam và cấp phép khảo nghiệm đối với ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân: NK66 BT11, ngô biến đổi gen chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate: NK66GA21 và ngô biến đổi gen mang cả hai tính trạng này: NK66Stack (Bt11xGA21) cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam; Ngô biến đổi gen kháng sâu bộ cánh vảy: C919MON89034, ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ Roundup: C919 NK603 và ngô biến đổi gen mang cả hai tính trạng này: C919MON89034 x NK603 cho Văn phòng đại diện công ty Mosanto Thái Lan và ngô biến đổi gen kháng kháng sâu bộ cánh phấn: TC1507 cho Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam.

Tháng 5 năm 2010, Viện Di tryền Nông nghiệp, đơn vị khảo nghiệm được chỉ định đã phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Văn phòng đại diện công ty Mosanto Thái Lan tổ chức tiến hành khảo nghiệm các giống ngô biến đổi gen nêu trên tại Trạm thực nghiệm Văn Giang thuộc Viện đặt tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với mục đích thu thập số liệu phục vụ đánh giá rủi ro đối với môi trường của ngô biến đổi gen và đánh giá hiệu quả kháng sâu hại chủ đích, hiệu quả chống chịu thuốc trừ cỏ của ngô biến đổi gen trong điều kiện sinh thái nông nghiệp Việt Nam.

Kết quả bước đầu xác định ngô chuyển gen kháng sâu có khả năng kháng sâu cao hơn hẳn so với đối chứng (chỉ số hại đạt 2,41% so với 64 – 71%), ngô kháng thuốc diệt cỏ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thuốc diệt cỏ, trong khi ngô đối chứng bị nhiễm độc với thuốc trừ cỏ tại thời điểm 3 ngày sau khi phun thuốc và chết hoàn toàn sau khi phun thuốc 7 ngày. Số liệu bước đầu về khảo nghiệm đánh giá an toàn đối với đa dạng sinh học và môi trường của các giống ngô biến đổi gen cho thấy không có sự khác biệt của các chỉ tiêu đánh giá về ảnh hưởng đối với các sinh vật không chủ đích, côn trùng, thiên địch cũng như sự xuất hiện của các loài sâu hại không chủ đích khác giữa ngô biến đổi gen so với ngô không biến đổi gen.

Xem thêm
Nuôi chồn hương bằng trái cây hiệu quả cao

Nuôi chồn hương cho ăn mít, chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao tại trang trại của anh Nguyễn Văn Tiến ở phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.