| Hotline: 0983.970.780

Khả năng bắt chước tiếng người của chim

Thứ Hai 29/07/2013 , 09:53 (GMT+7)

Các loài vẹt, yểng, khướu có thể “nói” được những câu đơn giản, chẳng qua là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại những gì ta dạy.

* Xin hỏi con vẹt, con chim khướu nhờ khả năng gì mà bắt chước được tiếng người?

Trần Văn Mười, Nam Trà My, Quảng Nam

Tại Trung Quốc hai con chim sáo của anh Yang Shaorong, một cư dân tại thành phố Zhangtong, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có thể nói hơn 100 câu tiếng Trung. Anh Yang mua hai con chim này khoảng 1 năm trước và bắt đầu dạy chúng tiếng Trung Quốc. Theo China Daily, một hôm vợ của anh Yang đã có một bất ngờ lớn khi cô trở về nhà. Yang đã dạy các con chim nói: "Anh ấy đã đi làm rồi".

Hai con sáo thông minh này đã thu hút một lượng lớn người dân địa phương, trong đó nhiều người đề nghị mua chúng với giá hơn 3000 tệ, nhưng anh Yang từ chối tất cả những lời mời mọc này. Kinh nghiệm cho thấy, mua những giống chim nói người ta thường mua chim con (2 tháng trở xuống) vì sẽ dạy nói theo ý mình với lại nuôi lâu có tình cảm nhiều hơn. Tránh tình trạng mua những con lớn (trên 1năm) vì chúng không tiếp thu thêm được hoặc chỉ có thể nói những gì đã được dạy ngay trước đó thôi.

Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong óc. Các loài vẹt, yểng, khướu có thể “nói” được những câu đơn giản, chẳng qua là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho nó thôi.

Chưa bao giờ người ta thấy chúng nói được những câu phức tạp cả. Nhìn chung, loài chim sinh ra là có thể phát âm. Khi người ta thường xuyên lấy vài âm tiết nào đó để gây ảnh hưởng với chúng, lâu ngày chúng sẽ bắt chước được. Tình huống này gọi là phản xạ nói vô điều kiện. Sau này, mỗi khi gặp người, do bị kích thích mà sinh ra phản ứng, chúng nhắc lại mấy âm tiết đơn giản đã học được, đây là phản xạ có điều kiện.

* Người ta hay tranh cãi giữa con hổ và con sư tử con nào là chúa sơn lâm, xin hỏi GS?

Đặng Thành Long, Hương Khê, Hà Tĩnh

Chúa sơn lâm chắc phải dành cho hổ. Về cân nặng: Sư tử có phần thua thiệt ngay từ chỉ số cân nặng, cân nặng trung bình của sư tử là thấp hơn so với hổ. Về cấu tạo cơ thể, do cấu tạo của cơ thể khác nhau, sư tử không thể đứng trên 2 chân sau do không có khả năng giữ thăng bằng. Nó chỉ có thể đứng bằng 3 chân và 1 chân còn lại dùng để cào. Hổ có thể đứng trên 2 chân và đó là đặc điểm quyết định khiến cho hổ dành lợi thế trong những cuộc đối đầu với sư tử. Do sự linh hoạt hơn khi đứng bằng 2 chân, lợi thế về độ cao… hổ sẽ chiếm lợi thế khi đối mặt mới sư tử. Khi đứng bằng 2 chân với mỗi lần đánh, còn hổ sẽ có 2 nhát cào 1 lúc. Khi 2 con vật có trọng lượng tương đương nhau, không mấy khi sư tử dành phần thắng.

* Xin hỏi nước hoa có phải được chiết xuất từ mùi thơm của các loài hoa tự nhiên không? Sao có loại nước hoa thơm có thể thơm đến mấy ngày liền?

Vũ Hồng Minh, Tân Uyên, Bình Dương

Nước hoa hay dầu thơm có thành phần chính là tinh dầu chiết xuất từ tự nhiên(hoa, nhựa cây, gỗ..). Xuất hiện dưới dạng lỏng hoặc rắn (sáp thơm). Sử dụng với mục đích tạo ra mùi thơm cho cơ thể, tạo cảm giác dễ chịu, sự quyến rũ giới tính hay đơn giản chỉ là che giấu một mùi khó chịu nào đó. Có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, gắn liền với lịch sử văn minh của loài người. Bắt đầu từ vùng Lưỡng Hà, trải qua Hy Lạp, La Mã, lan rộng cả ở châu Á (Ấn độ, Trung Quốc) rồi ra khắp thế giới. Là hỗn hợp các chất tạo mùi như tinh dầu, chất thơm, chất hãm hương (lưu hương), và dung môi hòa tan. Dùng để tạo ra cho cơ thể người, con vật, đồ vật hay không gian một mùi hương dễ chịu. Các thành phần của nước hoa có thể được tổng hợp nhân tạo hoặc chiết xuất từ thực vật và động vật.

Ngành bào chế nước hoa ngày nay bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, với việc sản xuất đại trà (mang tính thương mại) các chất thơm như vani, coumarin. Nước hoa Việt Nam Miss Saigon đã bán được ra nhiều nước trên thế giới.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm