| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Thứ Năm 25/03/2021 , 08:54 (GMT+7)

Từ tháng 10/2018 đến nay tỉnh Khánh Hòa không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Kiểm soát chặt chẽ lịch trình tàu cá ra vào cảng

Khánh Hòa hiện có khoảng 3.352 tàu cá đang hoạt động, trong đó 747 tàu có chiều dài từ 15 trở lên, với tổng sản lượng thuỷ sản khai thác bình quân hàng năm đạt 96.000 tấn. Bên cạnh đó, tỉnh này có 4 cảng cá gồm Hòn Rớ, Đá Bạc, Vĩnh Lương và Đại Lãnh. Trong đó có cảng Hòn Rớ được công bố là cảng chỉ định thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; với trung bình hàng tháng số lượt tàu cá cập bến và rời bến hơn 300 lượt.

Hiện ngư dân Khánh Hòa ý thức đã được nâng lên, khi không còn đánh bắt bất hợp pháp từ nhiều năm nay. Ảnh: KS.

Hiện ngư dân Khánh Hòa ý thức đã được nâng lên, khi không còn đánh bắt bất hợp pháp từ nhiều năm nay. Ảnh: KS.

Không những thế, toàn tỉnh có 44 DN tham gia xuất khẩu thuỷ sản được Bộ NN-PTNT cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành, trong đó có nhiều DN lớn như: Công ty TNHH Hải Vương, Công ty CBXK F17, Công ty TNHH Hải Long, Công ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty TNHH Tín Thịnh…Các sản phẩm thuỷ sản của Khánh Hòa đã xuất khẩu trên 64 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đều trong nhiều năm liền, đóng góp hơn 60% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, thời gian qua để góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhờ đó, ngư dân trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến về chống khai thác bất hợp pháp. Điều này thể hiện từ tháng 10/2018 đến nay tỉnh này không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Các Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá đã tổ chức thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra, kiểm soát tàu cá theo Thông tư 21 và Thông tư 13 của Bộ NN-PTNT. Theo đó, năm 2020, các Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá đã kiểm tra tàu cá rời cảng, cập cảng lên cá 3.500 lượt, với sản lượng là 7.809 tấn. Đã kiểm tra xác nhận nguyên liệu thuỷ sản 135 lô hàng/3.530 tấn hải sản; Cấp chứng nhận thuỷ sản khai thác: 473 lô hàng/3.615 tấn hải sản, ttrong đó EU: 262 lô hàng; thị trường khác 211 lô hàng.

Còn trong quý I năm 2021 đã kiểm tra tàu cá rời cảng, cập cảng lên cá 410 lượt, với sản lượng là 554 tấn. Đã xác nhận nguyên liệu thuỷ sản: 11 lô hàng/230 tấn hải sản; cấp chứng nhận thuỷ sản khai thác: 27 lô hàng/424,7 tấn hải sản, trong đó EU: 26 lô hàng; thị trường khác 1 lô hàng.

Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai lắp đặt được 649/747 đạt tỷ lệ 87% thiết bị giám sát hành trình đối với các tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Chi cục Thủy sản tổ chức trực ban 24/7 bố trí cán bộ theo dõi tín hiệu tàu cá khi hoạt động khai thác trên hệ thống giám sát tàu cá qua website Tổng cục thủy sản.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT cũng đã có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP tất cả tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Đồng thời hướng dẫn Trung tâm Quản lý khai thác các công trình thủy sản thực hiện các giải pháp để đảm bảo điều kiện ATTP tại các cảng cá. Đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản đã cấp giấy chứng nhận ATVSTP cho 500/747 tàu cá, đạt 67%...

Những tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như còn 92 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định (chiếm 13 %).

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, nguyên nhân là do thời gian qua hiệu quả khai thác không cao, thua lỗ dẫn đến đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn, không đủ kinh phí mua sắm trang thiết bị giám sát hành trình. Một số tàu cá đã tạm ngưng hoạt động khai thác, nằm bờ hoặc chờ chuyển nhượng.

Các tàu đánh bắt thủy sản trở về cập cảng Hòn Rớ đều khai báo, nộp nhật ký khai thác đầy đủ. Ảnh: KS.

Các tàu đánh bắt thủy sản trở về cập cảng Hòn Rớ đều khai báo, nộp nhật ký khai thác đầy đủ. Ảnh: KS.

Bên cạnh đó, thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên các tàu cá chưa ổn định, dẫn tới việc nhiều tàu cá bị mất kết nối khi khai thác trên biển. Mặt khác, việc kết nối, đồng bộ dữ liệu hành trình tàu cá giữa các đơn vị cung cấp thiết bị và Hệ thống giám sát tàu cá của Trung tâm Thông tin Tổng cục Thủy sản vẫn chưa hoàn thiện, tín hiệu thường xuyên bị ngắt quãng, gây khó khăn trong công tác giám sát, theo dõi và quản lý dữ liệu của Trạm bờ giám sát tàu cá.

Mặc khác, nhiều chủ tàu cá chưa đóng cước phí thuê bao hàng tháng nên đơn vị cung cấp đã có thông báo ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình gây khó khăn trong công tác quản lý.

Ngoài ra, toàn tỉnh còn 247 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên chưa được kiểm tra cấp chứng nhận ATTP (chiếm 34 %). Nguyên nhân, ngoài các tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thì việc phân công nhiệm vụ quản lý ATTP tàu cá chưa phù hợp và thuận lợi cho ngư dân thực hiện.

Công tác tuần tra xử lý vi phạm khai thác theo IUU còn hạn chế, việc quản lý giám sát hoạt động tàu cá gặp nhiều khó khăn. Bởi lực lượng Kiểm ngư địa phương thuộc Chi cục Thủy sản cũng chưa được thành lập kiện toàn nên thiếu căn cứ pháp lý trong quá trình hoạt động và xử lý vi phạm.

Đề xuất khắc phục

Để thực hiện có hiệu quả chống khai thác trái phép theo IUU, Sở NN- PTNT - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hòa kiến nghị, đề xuất Bộ NN- PTNT sớm có văn bản cho ý kiến về việc ban hành chính sách hỗ trợ lắp đặt và cước phí thuê bao sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra trên các vùng biển giáp ranh để kịp thời hỗ trợ cho các tàu cá gặp sự cố khi hoạt động khai thác trong vùng biển xa.

Khánh Hòa hiện đang nỗ lực góp phần gỡ thẻ vàng của EC. Ảnh: KS.

Khánh Hòa hiện đang nỗ lực góp phần gỡ thẻ vàng của EC. Ảnh: KS.

Cũng như sớm đàm phán phân định ranh giới biển Việt Nam với các quốc gia liên quan nhằm quản lý hoạt động khai thác hải sản trên biển tốt hơn, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ngư dân và tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt hải sản trái phép.

Đối với Tổng cục Thủy sản chỉ đạo Trung tâm thông tin thủy sản sớm khắc phục lỗi mất tín hiệu kết nối trên Hệ thống giám sát tàu cá và nâng cấp thêm tính năng cảnh báo ranh giới giữa các vùng khai thác (Vùng bờ, vùng lộng, vùng khơi). Cũng như sớm triển khai thí điểm phầm mềm truy xuất nguồn gốc điện tử, nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác xác nhận và chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Sở NN-PTNT Khánh Hòa kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ nghiên cứu tham mưu bổ sung nguồn nhân lực cho Chi cục Thủy sản phục vụ công tác chống khai thác thủy sản trái phép theo IUU. Đồng thời sớm xem xét thành lập kiện toàn lực lượng Kiểm ngư địa phương phù hợp theo quy định Luật Thủy sản 2017. Chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và cước phí thuê bao thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm