| Hotline: 0983.970.780

Khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất

Thứ Ba 07/06/2016 , 13:10 (GMT+7)

Điểm nhấn của hoạt động khoa học, công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Bình Định những năm qua, là những nghiên cứu, khảo nghiệm, SX thử hàng trăm giống lúa thuần...

Điểm nhấn của hoạt động khoa học, công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Bình Định những năm qua, là những nghiên cứu, khảo nghiệm, SX thử hàng trăm giống lúa thuần, lúa lai, ngô lai, mì, bắp, đậu phộng, đậu tương… để tuyển chọn ra 60 giống lúa, giống cây màu có năng suất, chất lượng cao.

Các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác được chuyển giao rộng rãi đến nông dân, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng SX hàng hóa. Đồng thời bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh, làm tiền đề cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ SX 3 vụ lúa/năm sang SX 2 vụ lúa 1 vụ màu/năm.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, chỉ tính trong 5 năm qua, ngành nông nghiệp Bình Định đã nghiên cứu, đánh giá khả năng thích nghi của lợn rừng thuần và con lai F1 giữa lợn đực rừng thuần với lợn nái cỏ miền núi tại địa phương; nghiên cứu khả năng sinh trưởng và SX thịt của bò lai F1 giữa bò đực Drought Master, Red Angus với bò cái nền lai Brahman tại địa phương; khảo sát, xây dựng bản đồ dịch tễ hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp cùng bệnh dịch tả trên đàn heo; nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh Colibaccillosis do vi khuẩn E coli trên đàn vịt và đề xuất biện pháp phòng trị...

Thành công nhất trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp là chuyển trồng rừng từ phương pháp nhân giống hữu tính sang trồng rừng bằng phương pháp nhân giống vô tính, góp phần đưa năng suất rừng trồng từ 50 m3/ha lên 100 - 150 m3/ha (chu kỳ 7 năm).

“Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống vườn ngân hàng dòng một số cây nguyên liệu, đảm bảo giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu trồng rừng hàng năm trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô tế bào thực vật đã cung cấp hàng triệu cây giống sạch bệnh...”, ông Nguyễn Hiếu Hòa, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết.

Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đã nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật ương và nuôi thương phẩm cá rô phi rằn đơn tính dòng GIFT, cá lăng nha, cá trê lai, hàu Thái Bình Dương và hàu muỗng, cá măng, cua xanh, cá bống tượng, tu hài…

Theo ông Võ Thành Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, trong thời gian tới, ngành thủy sản Bình Định sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ tạo giống bố mẹ và kỹ thuật nhân giống đối với một số giống thủy sản chủ lực như: Tôm thẻ chân trắng, cá rô phi sạch bệnh, tôm sú… để chủ động được con giống chất lượng cao.

“Vấn đề cấp bách nhất trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định là phải nghiên cứu, xác định tác nhân gây bệnh và quy trình phòng bệnh trên một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá”, ông Tâm nói.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).