| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục hệ sinh thái biển Rạn Trào

Thứ Ba 28/11/2023 , 06:03 (GMT+7)

Sau nhiều năm thiết lập cơ chế quản lý, bảo vệ, hệ sinh thái rạn san hô và nguồn lợi thủy hải sản đã từng bước khôi phục.

Nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào nằm ở vùng biển xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có diện tích 89 ha. Trong đó, 54 ha là vùng lõi - nơi hệ sinh thái có rạn san hô khá phong phú và đa dạng, cả về thành phần loài và mật độ che phủ.

Thời gian qua, khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: KS.

Thời gian qua, khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: KS.

Số liệu từ kết quả điều tra, nghiên cứu gần đây cho thấy, khu vực biển Rạn Trào có hệ động thực vật biển khá phong phú, đa dạng, độ phủ san hô khá cao, chất lượng tốt so với các khu vực khác trong toàn bộ vịnh Vân Phong. Hiện số loài thuỷ sinh phát hiện ở khu vực Rạn Trào chiếm hơn 50% tổng số loài ở vịnh Vân Phong. Trong đó, san hô chiếm 64%, cá rạn chiếm 69% và cỏ biển chiếm 75%.

Trước thời điểm khu vực biển Rạn Trào được đưa vào quản lý, bảo vệ, hệ sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản tại khu vực này phải đối mặt với nhiều thách thức, tình trạng suy thoái diễn ra khá phổ biển do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khai thác bằng các phương tiện có tính huỷ diệt (sử dụng ngư cụ có mắt thức mắt lưới nhỏ, sử dụng hoá chấn, sử dụng chất nổ, sử dụng xung điện để khai thác...), khai thác san hô để làm đồ thủ công, mỹ nghệ, bán cho khách du lịch... Những hoạt động đó đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái rạn san hô bị suy giảm nhanh chóng.

Trước thực trạng trên, năm 2008, khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào đã được thành lập, với mục đích khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi các giống loài thủy sản, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, tham quan học tập, phát triển sinh kế, tiếp nhận các dự án tài trợ trong và ngoài nước.

Chung tay bảo vệ môi trường để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu hệ sinh thái biển Rạn Trào. Ảnh: KS.

Chung tay bảo vệ môi trường để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu hệ sinh thái biển Rạn Trào. Ảnh: KS.

Từ khi thành lập đến nay, Khu bảo vệ Hệ sinh thái biển Rạn Trào đã được sự hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ như: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD)…

Sau nhiều năm khoanh vùng bảo vệ, công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái biển Rạn Trào đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản Khánh Hòa và các đơn vị liên quan vào năm 2020 cho thấy, san hô, cỏ biển ở đây phát triển rất tốt, mật độ dày, bao gồm san hô cứng và mềm. Cùng với đó, rất nhiều loại cá rạn, tôm, cua, ốc, hải sâm, bào ngư, cầu gai…đã quần tụ trong khu vực rạn san hô của khu bảo vệ.

Giao quyền quản lý cho cộng đồng

Để phát triển kinh tế biển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, cũng như bảo vệ tài nguyên ven biển, nhất là hệ sinh thái rạn san hô tại khu vực biển Rạn Trào, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Hội nghề cá tỉnh, UBND huyện Vạn Ninh, UBND xã Vạn Hưng, tổ chức MCD và cộng đồng người dân đã thống nhất thành lập “Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản Rạn Trào” để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo điều 10 Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26 ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Hệ sinh thái rạn san hô và nguồn lợi thủy hải sản đã từng bước khôi phục. Ảnh: KS.

Hệ sinh thái rạn san hô và nguồn lợi thủy hải sản đã từng bước khôi phục. Ảnh: KS.

Ngày 21/2/2023, UBND huyện Vạn Ninh ban hành Quyết định số 181 về việc công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực hệ sinh thái biển Rạn Trào.

Ông Đào Ngọc Thanh, chuyên viên phòng Nghiệp vụ thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) là người phụ trách hỗ trợ đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực hệ sinh thái biển Rạn Trào cho biết, đây là giải pháp quản lý phù hợp để vừa phát triển sinh kế của cộng đồng, vừa bảo vệ vùng biển có hệ sinh thái rạn san hô, từ đó phát triển nguồn lợi thủy sản và tạo cảnh quan phát triển du lịch sinh thái biển trong thời gian đến.

Ông Huỳnh Ngọc Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng kiêm Trưởng ban đại diện Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản Rạn Trào cho biết, hiện tổ cộng đồng 68 thành viên, trong đó Ban đại diện gồm 14 người. Tổ đã xây dựng quy chế hoạt động, phương án thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản Rạn Trào. Theo đó, tổ đã thành lập 3 đội gồm truyền thông, sinh kế và bảo vệ với 7 thành viên/đội. Trong đó, đội bảo vệ có những thành viên như đồn Biên phòng và Trạm Kiểm ngư huyện Vạn Ninh là lực lượng đắc lực thực hiện công tác tuần tra thường xuyên để bắt giữ những trường hợp vi phạm vào khu vực cấm giao quyền cho tổ quản lý.

Hiện huyện Vạn Ninh đã công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực hệ sinh thái biển Rạn Trào. Ảnh: KS.

Hiện huyện Vạn Ninh đã công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực hệ sinh thái biển Rạn Trào. Ảnh: KS.

Theo ông Huỳnh Ngọc Sang, từ khi thành lập tổ cộng đồng cùng tham gia tuyên truyền, cùng bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, người dân địa phương đã tích cực hưởng ứng, cũng như hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho sinh kế lâu dài.

“Hiện người dân trong xã đã ý thức được gìn giữ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản. Điều này thấy rõ nhất là tình trạng khai thác hải sản bằng các biện pháp hủy diệt của người dân trong xã tại khu vực Rạn Trào đã cơ bản được xóa bỏ nhờ hoạt động tích cực của cộng đồng quản lý và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng địa phương”, ông Sang chia sẻ và cho biết thêm, những dự định của tổ đồng quản lý trong thời gian tới sẽ phát triển du lịch sinh thái biển để đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân. Cụ thể, tổ sẽ kết hợp các doanh nghiệp tổ chức tour ngắm san hô bằng tàu đáy kính và chèo thuyền. Đồng thời nghiên cứu phát triển nuôi trồng đối với các đối tượng thân thiện với môi trường.

Ông Đào Ngọc Thanh, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, việc ra đời chính thức mô hình đồng quản lý tại hệ sinh thái biển Rạn Trào đã giúp cộng đồng ngư dân tại địa phương có cái nhìn toàn diện và hiểu được quyền lợi, trách nhiệm khi họ tham gia mô hình. Đồng thời tạo chuỗi hiệu ứng tích cực lan tỏa tại các xã, phường ven biển trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất