| Hotline: 0983.970.780

Không có gì ngăn cản được, kể cả chồng nếu mình muốn

Thứ Ba 18/06/2019 , 14:51 (GMT+7)

Nếu các con đã đi hết, cháu nên xông ra. Làm gì cũng được, rồi cháu sẽ biết phải làm gì tiếp theo.

Cô kính mến!

Chúng cháu yêu nhau thời sinh viên cô ơi. Con gái tóc dài tha thướt, con trai tuấn tú khôi ngô. Ai cũng trầm trồ hai đứa đẹp đôi. Mà cháu cũng tự thấy đẹp đôi thật.

Vì cùng tuổi nên ra trường, anh có việc là phải cưới. Có bầu ngay, cháu ôm bầu và đẻ con nuôi con, không thuê người làm, vì nghĩ, thuê người cũng hết lương vợ, thôi thì ém đi, còn lớn hẵng tính. Con đầu mới ba năm, lại bầu, lại đẻ, lại con nhỏ, lại tặc lưỡi, người giúp việc trông sao bằng mình trông.

Thời gian thấm thoát. Khi con đầu vào cuối cấp I, đã phải đưa đón học thêm mãi rồi cô. Học tiếng Anh và học Văn, học Toán. Giáo khoa kiểu gì mà mẹ không dạy giúp con được. Chồng kiếm tiền vật vã, về nhà mọi chuyện phó thác cho vợ, ai cũng vậy mà. Vợ bắt đầu nghĩ, được chồng nuôi thì phải gánh, đừng thở than.

Từ bao giờ mình tự biến mình là kẻ được chồng nuôi vậy? Khi con lớn vào cấp III và con nhỏ cũng cấp II, thong dong việc chăm sóc nhưng lo lắng nhiều hơn, có lúc ba mẹ con trên yên xe, đi như xe ôm, như xe thồ.

Khi ấy mới biết chồng là con chim trống, tha mồi, con chim mái ôm tổ và nuôi con, chăn con, bao nhiêu hiểm nguy rình rập. Không còn mặc cảm nữa, cháu tự nhủ, việc ai người ấy phải làm cho giỏi, không ai ăn bám ai đâu.

Chồng của cháu tháo vát nhưng hiền lành. Cháu nội tướng, khỏi phải bàn. Tiền như vậy như vậy, lo nội lo ngoại ra sao, cháu không bo bo cho mình. Nhưng các con đã thực sự lớn rồi, chỗ trống của nó sắp để lại trong ngôi nhà, nó du học chẳng hạn, thì cháu đối diện ra sao với chống chếnh này?

Sắp rồi, đứa anh đi được thì đứa em cũng phải đi, chân trời mới, chân trời xa, hấp lực ghê gớm. Cháu giật mình. Đi làm gì bây giờ? Lỡ nhịp rồi ư? Cháu thấy mình buồn, mình tàn và… cô giúp cháu đi cô.

---------------------

Cháu thân mến!

Có một phụ nữ Mỹ bạn của cô nói cô mới biết, ở Mỹ, phụ nữ không đi làm nhiều lắm. Vậy sao? Cô ngạc nhiên quá. Cô ấy bảo, đi làm thì con cái ai trông, thuê người giúp việc đắt tiền lắm, cực giàu mới lo nổi. Vậy sao? Rồi cô biết người Nhật cũng nhiều phụ nữ như vậy, học đại học xong, ở nhà chăm con. Và họ chăm theo kiểu người có học.

Phụ nữ miền Bắc một thời, chết sống cũng phải đi làm. Bình đẳng giới ở họ được đề cao. Miền Nam theo truyền thống, tỷ lệ đi làm ít. Có lẽ cháu người Nam, cháu nhìn quanh thấy ai cũng vậy và ngày qua ngày, thời gian không đợi cháu.

Mỹ, Nhật, và nhiều nơi nữa, cũng đâu có tệ cái công thức: chồng đi làm, vợ ở nhà con cái và tự tìm việc để vui. Cô không nói như cháu ít nữ quyền, các nước Mỹ, Nhật… còn nữ quyền gấp mấy mình nhưng hình như quy luật của hôn nhân là vậy: đàn ông kiếm mồi, đàn bà giữ tổ.

Nhưng phải thấy rằng, dù có bằng cử nhân hay kỹ sư mà mấy chục năm không dùng đến, không phải tấm bằng nó mốc mà người chủ sở hữu nó như bị mốc. Là vì dù sao cũng bốn bức tường gia đình, cái bếp, những đứa con, chiếc xe máy (hoặc ô tô), siêu thị, cái chợ… hết.

Thong dong nữa thì các tiệm tóc, các tiệm may, các tiệm spa… hết. Muốn bận rộn nữa thì quê chồng quê mình, khách gia tộc chồng và gia tộc mình… hết. Không cọ xát, không va vấp, không thất bại, không cạnh tranh, không với lên bằng trình độ cao hơn, không có một vị trí xã hội để phấn đấu, cũng buồn và cũng uổng chứ.

Nếu các con đã đi hết, cháu nên xông ra. Làm gì cũng được, rồi cháu sẽ biết phải làm gì tiếp theo. Đi bán hàng, rồi sẽ được làm quản lý. Đi bán cà phê, rồi cháu sẽ biết mình có nên làm chủ một cái quán hay không? Đi làm quán ăn, rồi cháu sẽ quen nhiều, có va chạm, có thành công, có uy tín. Hoặc đi làm từ thiện, với nhóm nào đó, từ thiện tại chỗ, hoặc đi về tới nơi. Thiếu gì việc cháu ơi, không có gì ngăn cản được kể cả chồng nếu mình muốn.

Cô sợ nhất tuổi già ra vào ăn ngủ và ôm tivi. Nhất định sẽ ôm bệnh vào người. Con người ta vui cho đến chết là vì người ấy luôn hoạt động, luôn cho đi, luôn xê dịch và luôn biết có nơi nào đó đang vẫy gọi, đang cần đến mình.

Dĩ nhiên chồng phải OK, chồng thấy có lý, chồng động viên và khi cả hai cùng già, cùng làm gì đó chung mà hồi trẻ, ta không được cùng làm.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm